QUY TRÌNH QUẢN LÝ PHÒNG HỌC, NHÀ XƯỞNG

I. BÁO CÁO

  1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ QUY QUẢN LÝ PHÒNG HỌC, NHÀ XƯỞNG.
  2. Công tác chỉ đạo, điều hành.

–  Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng.

–   Ban chỉ đạo đã cử cán bộ tham gia 2 đợt tập huấn tại thành phố Huế.

–   Ban chỉ đạo đã xây dựng kết hoạch và họp triển khai, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân và bộ phận liên quan trong việc xây dựng và thí điểm áp dụng nội dung cơ bản của chương trình khung theo hướng dẫn của Cục kiểm định chất lượng.

  1. Quá trình xây dựng và áp dụng nội dung quản lý về quy trình quản lý phòng học, nhà xưởng.
    • Quá trình xây dựng:

Căn cứ trên kế hoạch chung của Vụ kiểm định chất lượng và kế hoạch chi tiết của nhà trường, quá trình xây dựng quy trình quản lý phòng học đã được tiến hành như sau:

  • Cán bộ phòng Kế hoạch dịch vụ tham gia 2 đợt tập huấn về công tác đảm bảo chất lượng tại Thành phố Huế ( đợt 26/9/2014 và đợt 15/11/2014).
  • Ban chỉ đạo họp và phân công nhiệm vụ (có tiến độ kèm theo) về việc xây dựng các nội dung thuộc hệ thống quản lý chất lượng, trong đó có quy trình quản lý phòng học nhà xưởng.
  • Phòng Kế hoạch dịch vụ tiến hành xây dựng nội dung quy trình: nghiên cứu mẫu quy trình, mô hình hoá quy trình quản lý phòng học, nhà xưởng hiện có của trường dưới dạng lưu đồ, xây dựng bản thảo quy trình đánh giá, tổng hợp, tổ chức họp phòng để đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện quy nộp Ban chỉ đạo của nhà trường.
  • Ban chỉ đạo họp rà soát, cho ý kiến về nội dung của bản quy trình, phòng Kế hoạch dịch vụ chỉnh sửa trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Ban hành quy trình để áp dụng trong toàn trường.

2.2   Quá trình áp dụng :

Sau khi ban hành, quy trình đã được sử dụng để quản lý phòng học nhà xưởng.

  • KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
  1. Kết quả xây dựng và áp dụng:

Trong bước đầu xây dựng và đưa vào áp dụng thí điểm nội dung quản lý phòng học nhà xưởng, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt nhiệm vụ triển khai xây dựng, duy trì, áp dụng nội dung quản lý phòng học nhà xưởng đối với hoạt động của nhà trường và đã đạt được một số kết quả nhất định; việc triển khai áp dụng nội dung quản lý phòng học nhà xưởng của các đơn vị trong trường về cơ bản đã đảm bảo được yêu cầu, chất lượng và tiến độ kế hoạch đề ra, có tác động tích cực trong hoạt động công tác của cán bộ, công chức, viên chức cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu chỉ đạo điều hành của lãnh đạo trường.

 

  1. Hiệu quả của việc xây dựng và áp dụng quy trình.

Bước đầu áp dụng quy trình đã giúp các bộ phận, cá nhân có liên quan thấy rõ được  trình tự và nội dung các bước thực hiện, cũng như thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ của mình liên quan trong quản lý phòng học nhà xưởng.

  • THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN
  1. Trong quá trình xâydựng
  • Thuận lợi:
  • Cán bộ phòng Kế hoạch dịch vụ đã được tham gia lớp tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề tổ chức.
  • Ban lãnh đạo nhà trường đã có sự phân công, chỉ đạo sát sao.
  • Khó khăn:
  • Thời gian tập huấn chưa dài, lần đầu làm quen với việc xây dựng quy trình theo dạng lưu đồ hoá nên khó khăn trong việc xây dựng nội dung.
  • Thời gian triển khai xây dựng quy trình còn quá ngắn.
  1. Trong quá trình áp dụng
  • Thuận lợi:
  • Các bộ phận và cá nhân có liên quan đã có nhận thức tương đối đầy đủ về ý nghĩa, trình tự và nội dung các bước thực hiện trong việc quản lý phòng học nhà xưởng.
  • Khó khăn:
  • Thời gian triển khai gấp nên chưa nhận được sự phản hồi của các bộ phận, cá nhân liên quan và của HSSV.
  1. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ

Cục kiểm định cử chuyên gia trực tiếp đến trường để thẩm định, đánh giá về nội dung quy trình đã xây dựng và quá trình áp dụng thực tế tại nhà trường.

II. NỘI QUY PHÒNG HỌC

NỘI QUY XƯỞNG THỰC HÀNH

  1. ĐỐI VỚI SINH VIÊN, HỌC SINH.
  2. Vào xưởng đúng giờ, mang bảng tên, đồng phục, bảo hộ lao động đúng qui định.
  3. Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên về vận hành máy móc, thiết bị, sử dụng dụng cụ đồ nghề thực hành trong xưởng.
  4. Không tự ý khởi động, vận hành các loại máy móc, thiết bị hoặc sử dụng các loại dụng cụ đồ nghề trong xưởng khi chưa được giáo viên hướng dẫn cho phép.
  5. Không tự ý rời khỏi vị trí làm việc được phân công.
  6. Không được sử dụng điện thoại, hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, hoặc ăn uống trong giờ học.
  7. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhận và kiểm tra dụng cụ, thiết bị trước và sau giờ thực hành. Nếu xảy ra hư hỏng, mất dụng cụ, thiết bị mà không tìm được nguyên nhân thì lớp phải bồi thường theo giá hiện hành.
  8. Cuối buổi thực hành phải vệ sinh nhà xưởng và máy móc thiết bị sạch sẽ. Dụng cụ, thiết bị, máy móc và vật tư phải để đúng nơi quy định.
  9. Thực hiện tốt các quy định về an toàn LĐ và phòng chống cháy, nổ tại xưởng.
  10. Kính trọng, lễ phép với giáo viên và khách tham quan. Đoàn  kết, giúp đỡ bạn bè trong lớp cùng học tập tiến bộ.
  11. Những trường hợp sau đây sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo Quy định đối với SV, HS và bị tịch thu tang vật nếu có:

–     Đến xưởng trễ từ 5 phút trở lên.

–     Trang phục không đúng quy định, không có bảng tên.

–     Người có hơi rượu, bia.

–     Sử dụng điện thoại trong giờ học.

–     Phát hiện có mang hung khí, chất gây cháy nổ và gây nguy hại khác,…

  1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN.
  2. Kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành những quy định trên đối với SV, HS trong suốt thời gian giảng dạy tại xưởng. Không được rời khỏi xưởng quá 5 phút.
  3. Xử lý nghiêm túc, công bằng đối với các trường hợp vi phạm của SV, HS.
  4. Ghi nhận đầy đủ những trường hợp vi phạm của SV, HS vào sổ lên lớp và những sự cố về máy móc thiết bị vào sổ nhật ký xưởng.
  5. Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp an toàn nhà xưởng trong và sau giờ giảng dạy.
  6. Phải chịu trách nhiệm về vật chất trước Nhà trường về mọi  mất mát, hư hỏng máy móc thiết bị, dụng cụ đồ nghề, vật tư do chủ quan hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra.
                                                                                       HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

UBND TỈNH NGHỆ AN                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG C AO ĐẲNG KTCN                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VIỆT NAM – HÀN QUỐC

                                                                                     Nghệ An, ngày    tháng    năm 2019

NỘI QUY PHÒNG HỌC LÝ THUYẾT

  1. ĐỐI VỚI SINH VIÊN, HỌC SINH
  2. Vào lớp đúng giờ.
  3. Trang phục đúng quy định, mang bảng tên.
  4. Chào thầy, cô giáo trước khi bắt đầu giờ học.
  5. Lớp trưởng điểm danh, ghi sỉ số lên bảng và báo cáo danh sách vắng mặt cho GV.
  6. Yên lặng, giữ gìn trật tự trong giờ học, không sử dụng điện thoại trong giờ học.
  7. Làm vệ sinh phòng học (bao gồm nền nhà, bảng, bàn ghế) sạch  sẽ; tắt đèn, quạt  trước khi ra về.
  8. Nếu làm hư hỏng mất mát trang thiết bị trong phòng học thì phải bồi thường.
  9. Những trường hợp sau đây sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định đối với sinh viên – học sinh và tịch thu tang vật nếu có:

–     Vào lớp trễ từ 5 phút trở lên.

–     Trang phục không đúng quy định, không có bảng tên.

–     Người có hơi rượu, bia.

–     Sử dụng điện thoại trong giờ học

– Phát hiện có mang hung khí, chất gây cháy nổ và gây nguy hại khác vào phòng học.

  1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
  2. Kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành những quy định trên đối với SV, HS trong suốt thời gian giảng dạy tại lớp học.
  3. Ghi nhận đầy đủ những trường hợp vi phạm của SV, HS vào sổ lên lớp và phản ảnh cho Phòng Đào tạo về những sự cố, hư hỏng trong phòng học.
  4. Xử lý nghiên túc, công bằng đối với các trường hợp vi phạm của sinh viên.
  5. Bảo đảm phòng học sạch sẽ, ngăn nắp trước khi cho SV, HS ra về.