Đăng ký tuyển sinh

1. Tốt nghiệp THPT xong có nên đi làm ngay hay không?

Hiện nay có rất nhiều bạn HS sau khi tốt nghiệp THPT không thích tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học mà xin đi làm lao động phổ thông, làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc chọn cho mình một công việc mà không cần bằng cấp, tay nghề điều này có mặt tốt trước mắt nhưng về cơ bản đây là sự lựa chọn chưa hợp lý.

  • Tốt:

+ Nó chỉ phù hợp với những gia đình mà thực sự rất khó khăn hay nói đúng hơn là hoàn cảnh đặc biệt;

+ Đi làm có thu nhập ngay mà không phải suy nghĩ nhiều;

+ Gia đình không mất chi phí cho con em mình đi học lấy một tấm bằng Cao đẳng hay Đại học;

+ Không phải đi học tiếp các bạn thấy thoải mái không phải suy nghĩ việc học và khi ra trường xin việc;

  • Chưa hợp lý:

+ Đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT chỉ làm những việc đơn giản: Lao động phổ thông, công nhân, ….lương thấp, mất nhiều sức khoẻ;

+ Đánh mất đi những năm tháng tuổi trẻ của mình; những năm tháng mà đáng ra ai cũng trải qua đó là đời sinh viên mà mình thì làm công nhân;

+ Tính rủi ro cao vì các công ty khi hoạt động,làm ăn không tốt thì người bị sa thải đầu tiên là những công nhân không có bằng cấp, khi đó bạn muốn xin việc nơi khác cũng là một vấn đề khó khăn;

+ Vì không có bằng cấp nên bạn ít có cơ hội để lựa chọn nơi làm việc và không có khả năng thắng tiến lên những vị trí cao hơn trong công ty cho dù bạn có nhiều yếu tố khác như nhiệt huyết, đam mê, tận tuỵ trong công việc;

2. Tốt nghiệp xong có nên tham gia đi xuất khẩu lao động hay không?

Trong những năm gần đây thị trường lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan, …đang được rất nhiều học sinh và gia đình lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng có được những thành quả như mong muốn, vậy tốt hay không tốt?

– Lợi:

+ Có thu nhập cao so với lao động phổ thông ở trong nước;

+ Được làm việc trong môi trường hiện đại chuyên nghiệp;

+ Có vốn tích luỹ sau này khi hết hợp đồng về nước;

+ Cải thiện kinh tế cuộc sống gia đình trước mắt;

– Hại: 

+ Bố mẹ bỏ ra chi phí một lượng tiền lớn mà hiệu quả chưa biết( 120tr – 150tr)

+ Chưa quen với môi trường làm việc tư bản và cuộc sống xa gia đình khi tuổi đời còn quá trẻ;

+ Tuổi đời trẻ: Ít kinh nghiệm, thiếu kỷ năng, không biết tiếng, tâm lý chưa ổn định…..; có thể gặp nhiều rỉu ro ở nước sở tại;

+ Kiến thức, tay nghề kỹ thuật chưa có hiễn nhiên các bạn chỉ làm những việc có mức lương thấp hơn những người đã qua học nghề;

+ Thời gian làm việc không được lâu dài khoảng 3 năm;

+ Sau khi về nước không biết làm gì hoặc khó kiếm được một công việc như ý vì không có bằng cấp, trình độ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này;

3. Tốt nghiệp THPT xong có nên đi du học hay không?

Lợi:

+ Được tiếp súc với môi trường hiện đại ( ngôn ngữ, văn hoá, lối sống,…)

+ Sau này có bằng cấp nước ngoài có cơ hội để làm việc tại các công ty và tập đoàn lớn;

– Hại:

+ Kinh phí đầu tư quá lớn đối với mức thu nhập của 1 gia đình Việt (300tr – 500tr) chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện vì cơ bản là du học tự túc;

+ Đa phần đi du học chủ yếu là muốn đi làm thêm để kiếm tiền trang trải không có mục đích học tập rõ ràng nên đứt gánh giữa đường hoặc trình độ không tương xứng với bằng cấp;

+ Chủ yếu du học sinh tự túc phải học tập ở những trường cao đẳng, đại học ít danh tiếng;

+ Bỏ trốn, làm việc bất hợp pháp là một lượng lớn đối với các HS du học Việt Nam ở nước ngoài (tương lai bất định mơ hồ).

4. So sánh giữa việc học Đại học tốt hơn hay học một trường Cao đẳng uy tín tốt hơn

Cùng với việc chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, câu hỏi nên xét tuyển Đại học hay Cao đẳng là thắc mắc được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra. Đại học có phải là con đường duy nhất để thăng tiến và thành công? Bằng Cao đẳng liệu có thể tìm kiếm việc làm?

 + Xét tuyển cao đẳng và đại học

Để vào được đại học, thí sinh phải trải qua một kỳ thi tuyển THPT gắt gao. Và thật đáng tiếc, dù phải ôn luyện rất nhiều và từ rất sớm, nhưng không phải mọi thí sinh có thể vượt qua kỳ thi này. Ngoài ra, thời gian đào tạo đại học thường kéo dài từ 4 – 6 năm nên có thể ảnh hưởng đến điều kiện tài chính gia đình bạn.

Xét tuyển hệ cao đẳng lại mang nhiều ưu điểm:

  • Phù hợp với năng lực của đa số học sinh.
  • Thời gian đào tạo ngắn chỉ 2 đến 3 năm.
  • Có cơ hội học liên thông đại học sau khi tốt nghiệp

Nếu lực học của bạn không đủ để vào trường đại học như ý, đừng ngần ngại xét tuyển hệ cao đẳng nhé. Dù đi đường vòng nhưng nếu nỗ lực cố gắng, bạn vẫn có cơ hội tìm kiếm được công việc tốt, nhất là khi thị trường tuyển dụng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay.

+ Chương trình đào tạo

Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương…. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. Số lượng các môn đó chiếm mất khoảng hơn 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.

Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Chi phí học tập

Chỉ so sánh riêng về thời gian học tập, thì đã có thể dễ dàng nhận định rằng học đại học tốn kém hơn rất nhiều so với hệ cao đẳng. Nhưng chi phí cũng chỉ là một khía cạnh để bạn đánh giá. Mỗi lựa chọn có lợi thế riêng, và tùy điều kiện và bối cảnh riêng của mỗi người mà lựa chọn nào trở nên tối ưu.

+ Cơ hội việc làm và thăng tiến

Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.

Với những so sánh trên đây, hy vọng rằng các em và gia đình có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn cho bản thân trong tương lai.

5. Nhiều lợi ích khi học Cao đẳng có thể bạn chưa biết

Ngày nay, bậc Cao đẳng cũng mở ra khá nhiều lợi thế và cơ hội việc làm cho giới trẻ như yêu cầu đầu vào “dễ thở”, chương trình đào tạo chuyên sâu về nghề (thời lượng thực hành chiếm 70%), dễ tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp…

Sự lựa chọn “vừa sức”

So với bậc Đại học thì có lẽ Cao đẳng là sự lựa chọn hợp lý với những bạn trẻ có sức học trung bình khá, yêu thích “học nghề” hơn là chuyên sâu về học thuật và nghiên cứu. Đây cũng là đối tượng tham gia vào cán cân nghề nghiệp sớm, cung cấp nguồn lao động lành nghề cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thời gian đào tạo ngắn

Quy chế mới từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định thời gian đào tạo bậc Cao đẳng từ 2 đến 3 năm. Nhiều trường đã áp dụng xen kẽ thời gian đào tạo tại trường cùng với thời gian thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc thực tế.

Bằng cấp chất lượng

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng sẽ nhận bằng Danh hiệu Kỹ sư thực hành. Với tấm bằng này, các bạn trẻ có thể dễ dàng xin việc tại các doanh nghiệp tư nhân, khu công nghiệp, tập đoàn kinh tế, tham gia xuất khẩu lao động  có tay nghề tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản,…..

Khả năng cạnh tranh cao

Tốt nghiệp Cao đẳng vẫn bảo đảm bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng nếu sở hữu trong tay ba yếu tố: thạo nghề, ham học hỏi và tự tin. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của sinh viên Cao đẳng còn nằm ở yếu tố khách quan của thị trường lao động Việt Nam, khi hiện trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang phổ biến trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp.

Tuy nhiên, để biến lợi thế cạnh tranh này thành điểm cộng trước doanh nghiệp thì sinh viên Cao đẳng cần có thêm trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, khả năng chịu được áp lực công việc, khả năng xử lý tình huống phát sinh…

Thành thạo nghề nghiệp

Với 70% thời lượng đào tạo là thực hành, bậc Cao đẳng hướng đến mục tiêu đem lại những kỹ năng nghề nghiệp vững chắc cho người học để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, học Cao đẳng bạn sẽ tiếp xúc với “muôn hình vạn trạng” của nghề, được nhìn nhận nghề nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau và đặc biệt là được “luyện tay nghề” thông qua nhiều hình thức như: thực hành, thảo luận, bài tập nhóm, đề án, tiểu luận, báo cáo…

Thu nhập ổn định

Mức lương tối thiểu mà sinh viên Cao đẳng đạt được 7 đến 12 triệu đồng. Bạn sẽ nhận được mức lương hoàn toàn xứng đáng nếu bạn có năng lực và thỏa thuận thành công với nhà tuyển dụng. Nhưng chắc chắn một điều rằng, đó là nguồn thu nhập ổn định, tương xứng với những nỗ lực mà bạn bỏ ra trong 2,5 năm vừa học vừa trải nghiệm “học việc” trên giảng đường Cao đẳng.

Dễ dàng liên thông

Sinh viên tốt nghiệp bậc Cao đẳng có thể liên thông lên các bậc học cao hơn tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Đơn cử, sinh viên Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc có thể tiếp tục theo học các chuyên ngành được đào tạo tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại Học Thái Nguyên, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại Học Công nghiệp Hà Nội, Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên,…với thời gian đào tạo ngắn (từ 1 đến 1,5 năm).

6. Nên lựa chọn bằng đại học hay học nghề?

Trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều thí sinh băn khoăn trong lựa chọn giữa việc theo học ĐH để có bằng cử nhân hay chọn trường nghề để sớm gia nhập thị trường lao động. 

* Em thấy cơ quan nào tuyển dụng lao động cũng đòi hỏi ứng viên phải  có bằng đại học. Vậy học nghề xong liệu có xin được việc không? 

 Thị trường lao động hiện nay đòi hỏi người đáp ứng ở các vị trí lao động chứ không chỉ nhìn vào các em có bằng đại học hay bằng cấp cao hơn nữa.

Hiện nay ở rất nhiều trường đào tạo nghề, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao. Nhiều trường nghề cũng đổi mới chương trình để gắn với yêu cầu về nhân lực (cả về số và chất lượng), đặc biệt chú trọng đào tạo người học để có kỹ năng hành nghề tốt.

Có bằng đại học chưa chắc đã có việc nhưng có tay nghề tốt thì lại “đắt giá” nếu vị trí công việc cần người có kỹ năng thực hành thực tế, đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể.

* Em là người thích và tự nhận thấy mình có sở trường làm những công việc liên quan đến sự sáng tạo. Liệu với sở trường này, em có phù hợp để học nghề không khi công nghệ ngày càng hiện đại, máy móc đang theo xu hướng tự động hóa?

Các em đừng nghĩ “sáng tạo” là điều gì to tát mà chỉ ở các trường đại học lớn mới có thể giúp các em thỏa mãn. Ở nhiều trường đào tạo nghề, người học cũng cần tích lũy kiến thức, kỹ năng để sáng tạo.

Ví dụ thay đổi một khâu nào đó trong quy trình công nghệ như mẫu mã, kiểu dáng, tính năng hay sự thân thiện, tiện ích trong sử dụng một sản phẩm nào đó cũng là sáng tạo. Bắt đầu từ cái nhỏ nhất, để sản phẩm được thị trường chấp nhận tốt hơn, cũng là những sáng tạo mà hành trình hướng tới nó cũng đầy thú vị.

* Em rất băn khoăn về lựa chọn trường dù đã học lớp 12. Bố mẹ muốn em chọn một trường ĐH để ra trường dễ xin việc, nhưng em lại thấy nhiều anh chị dù tốt nghiệp ĐH vẫn bị thất nghiệp. Em muốn học một trường CĐ nghề nhưng cũng băn khoăn bằng CĐ có vẻ ít giá trị hơn bằng ĐH. Xin cho em lời khuyên?

Thực tế, hiện tại, ngành nghề nào và học ở trình độ nào cũng cần lao động có cơ cấu số lượng phù hợp và đặc biệt có chất lượng phù hợp đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nếu lựa chọn ngành nghề phù hợp và quyết tâm học tập, theo đuổi ước mơ của mình, chắc chắn em sẽ có một nghề nghiệp tốt. Nếu khả năng học tập của em tốt, em hoàn toàn có thể lựa chọn những trường phù hợp để phát huy sở trường của mình.

Tuy nhiên, nếu học xong lớp 12 mà em có nhu cầu tìm việc làm ngay, em có thể lựa chọn học nghề. Thực tế, thời gian đào tạo nghề thường ngắn hơn đào tạo ĐH, nhưng theo báo cáo từ các sở LĐ-TB&XH, tỉ lệ có việc làm từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp đều trên 80%. 

Việc học CĐ cũng không ngăn ước mơ em học lên ĐH nếu sau này có nhu cầu. Nếu có nhu cầu đạt trình độ cao hơn cho phù hợp với công việc,  em có thể vừa làm vừa học lên trình độ cao hơn. 

Vì vậy, lựa chọn học trình độ nào là do em cần quyết định dựa trên sự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng, cân đối giữa nhu cầu thị trường với sở trường, năng khiếu, đam mê của cá nhân.

7. Tại sao nên đi học có tay nghề?

–  Hiện nay Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách cho hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó luật giáo dục nghề nghiệp khuyến khích người học sau khi tốt nghiệp cấp 3 nên tiếp tục học tập có trình độ tay nghề; được hưởng nhiều chính sách ưu tiên cho con em có hoàn cảnh khó khăn;

–   Đã qua thời kỳ tấm bằng Đại học là đảm bảo cho mình có công việc tốt và ổn định; các công ty trong và ngoài nước đều cần những người làm được việc chứ không phải bằng cấp sáo rỗng.

–  Thời gian đào tạo ngắn cơ bản là 70%thực hành, 30% lý thuyết: 2,5 – 3 năm đối với CĐ, 1,5 năm – 2 năm đối với trung cấp.

–  Chi phí đào tạo thấp: 700.000đ/1 tháng – 900.000/1 tháng.

–  Được thực tập 3 đến 5 tháng có lương tại các doanh nghiệp vào năm thứ 2 với mức lương: 5 triệu đến 6 triệu/1tháng ( tổng thu nhập đợt thực tập: 18 triệu đến 30 triệu).

–  Đi XKLĐ có tay nghề với mức lương cao và có thể định cư lâu dài, sau này hết hợp đồng về nước tiếp tục được tuyển dụng vào các công ty, khu công nghiệp với mức thu nhập ổn định.

–  Tiếp tục được học lên bậc cao hơn trong và ngoài nước, trong thời gian học tập vẫn được đi làm thêm.

–  Trên 90%  các công ty tuyển dụng người học sau tốt nghiệp.

 

 

8. Bảy lý do bạn nên chọn trường Cao Đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

   Ngôi trường có bề dày lịch sử với 20 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ kỹ thuật;

 Trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam –Hàn Quốc ra đời cách đây 20 năm và được coi là cái nôi đào tạo nghề của tỉnh Nghệ An. địa chỉ đào tạo tin cậy, mang trên mình sứ mệnh lớn lao: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập khu vực AESAN và quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa của đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ cao nhất

Với phương châm “Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”, trong suốt chiều dài lịch sử phát triển và trưởng thành, trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam –Hàn Quốc không ngừng nỗ lực để hoàn thiện. Vượt qua những tiêu chí đánh giá chặt chẽ, khắt khe của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường đã được chứng nhận Đạt tiêu chuẩn kiểm định dạy nghề cấp độ 3 – cấp độ mà bất cứ đơn vị đào tạo nghề nào cũng tự hào khi đạt được.

Thiết bị cơ sở vật chất đào tạo hiện đại

 Là trường duy nhất của Bắc  miềm Trung được thụ hưởng dự án ODA không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc.Với dự án có máy móc, trang thiết bị đào tạo cập nhật công nghệ tiến tiến với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đã ra đời, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 và đã đầu tư bổ sung năm 2008, tiếp tục bổ sung năm 2018 nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học.Trường luôn nói “KHÔNG” với việc học “chay”, học “suông”, nghĩa là chỉ dừng lại ở học lý thuyết. “Học” nhất định phải đi đôi với “hành”. Việc học tập, thực hành với trang thiết bị hiện đại đã giúp các em học sinh – sinh viên (HSSV)  trở nên tự tin với tay nghề vững chắc, từ đó nhanh chóng hòa nhập và đáp ứng yêu cầu công việc khi đi làm.

Nhà trường – doanh nghiệp phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo

Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong hoạt động đào tạo khá lỏng lẻo. Tuy nhiên, với sự năng động, nhạy bén, trường Việt Hàn đã thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp – nhà trường bởi sự phối hợp bền vững, hiệu quả. Doanh nghiệp đã cùng với nhà trường xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế; đón nhận các khóa sinh viên đến thực tập trải nghiệm (không chỉ giúp sinh viên nâng cao tay nghề, làm quen với môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, các doanh nghiệp còn có phụ cấp cho sinh viên trong suốt quá trình thực tập). Tuyệt vời hơn nữa, ngay khi các bạn sinh viên Việt Hàn chuẩn bị thi tốt nghiệp, các doanh nghiệp uy tín như Canon, Samsung, GL Hải Phòng, Hồng Hải, formusa… đã tiến hành phỏng vấn tuyển dụng.

Việt Hàn  nơi sinh viên được phát triển toàn diện

Mô hình đào tạo này giúp sinh viên phát triển toàn diện về năng lực, thể lực, năng khiếu…. Sau các buổi học lý thuyết, các em sẽ thực hành nâng cao tay nghề tại xưởng thực hành của trường. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, các em được tham gia các khóa học Ngoại ngữ, Huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động; Kỹ năng mềm. Ngoài ra, các câu lạc bộ được thành lập (bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, truyền thông….), các chương trình ngoại khóa thường xuyên được tổ chức (Chương trình tình nguyện với HSSV Hàn Quốc, Về nguồn…)  tạo sân chơi lành mạnh cho HSSV.

Một trong những trường tiên phong đào tạo Kỹ năng mềm cho học sinh – sinh viên.

Từ năm 2015, Trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam –Hàn Quốc đã đầu tư đào tạo các khóa Kỹ năng mềm cho HSSV (Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng phỏng vấn xin việc, Kỹ năng thuyết phục…). Có thể nói, đây là một trong những sự đổi mới đáng ghi nhận bởi hiện nay, đa số các trường học, đơn vị đào tạo mới chỉ quan tâm đến kỹ năng cứng (khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp) dù theo đánh giá của các chuyên gia, Kỹ năng mềm quyết định không dưới 70% sự thành công của một con người. 

Cam kết 100% giới thiệu được việc làm cho sinh viên

Hiện nay, dù trong bối cảnh hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ  thất nghiệp, Trường Cao Đẳng KTCN Việt Nam – Hàn Quốc mạnh mẽ cam kết 100% giới thiệu được việc làm cho sinh viên tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại trường Việt Hàn, ngay từ khi sắp tốt nghiệp, các doanh nghiệp uy tín đã tiến hành phỏng vấn tuyển dụng. Hằng năm, theo định kỳ vào tháng 5 đến tháng 6, nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề. Cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên, đảm bảo đầu ra đã thể hiện trách nhiệm của nhà trường trước sự tin tưởng của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh – sinh viên.

9. Tại sao phải chọn những trường đào tạo nghề có uy tín?

– Để có tay nghề tốt thì cần thực hành nhiều, luôn nói “KHÔNG” với việc học “chay”, học “suông”, nghĩa là chỉ dừng lại ở học lý thuyết. “Học” nhất định phải đi đôi với “hành”. Việc học tập, thực hành tại trường có cơ sở, máy móc trang thiết bị hiện đại giúp các em học sinh – sinh viên (HSSV)  trở nên tự tin với tay nghề vững chắc, từ đó nhanh chóng hòa nhập và đáp ứng yêu cầu công việc khi đi làm.

– Muốn có tay nghề tốt ngoài việc được thực hành trên các máy móc hiện đại thì người học cần học tập tại các trường có đội ngũ giảng viên chất lượng, trình độ và kinh nghiệm thực tế cao. Chỉ có những trường chất lượng uy tín mới có nhiều điều kiện để hàng năm đưa giảng viên đi thực tế học tập tại doanh nghiệp trong và ngoài nước;

– Hiện nay trong giai đoạn Công nghiệp hoá, công việc càng ngày càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao, muốn vậy chỉ có những cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng mới giúp người học sau khi ra trường đảm bảo được tay nghề và trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thông tin liên hệ

Trung tâm tuyển sinh và hợp tác doanh nghiệp
Địa chỉ: Đường Hồ Tông Thốc – TP.Vinh – Tỉnh Nghệ An
Số điện thoại: 0984.026.526 – 02386 268 810
Email: tuyensinhhoptacdoanhnghiep@gmail.com

 

Đăng ký tuyển sinh