Khoa Điện Tử

Văn phòng: Tầng 2 tòa nhà B – Trường CĐ nghề  KTCN Việt Nam – Hàn Quốc

Đường Hồ Tông Thốc – TP Vinh – Nghệ An

Điện thoại: 02383 511 452 Email: dientu@vkc.edu.vn hoặc dientuvh@gmail.com Nghề đào tạo: Điện tử công nghiệp và Cơ điện tử  I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO – Sinh viên khi ra trường có kiến thức và kỹ năng nghề theo chuẩn nghề quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Là nguồn nhân lực chất lượng cao cho xuất khẩu lao động. – Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của khoa  là 120 sinh viên hệ cao đẳng Điện tử công nghiệp và 60 sinh viên hệ cao đẳng Cơ điện tử. – Nghề Điện tử công nghiệp và nghề Cơ điện tử đều được đào tạo theo chuẩn quốc tế.

  1. Nghề điện tử công nghiệp

Năng lực của sinh viên sau tốt nghiệp: – Thực hiện tốt các công việc: Lắp ráp, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện tử công nghiệp, tự động hóa các dây chuyền sản xuất và điện tử dân dụng. – Lập trình phần mềm nhúng điều khiển các thiết bị công nghiệp và dân dụng dùng chip vi điều khiển. – Lập trình và vận hành thành thạo thiết bị, hệ thống PLC. – Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện tử. – Sử dụng được tiếng Anh trong công việc chuyên môn. Đủ năng lực tiếng Hàn Quốc để tham gia thi tuyển lao động làm việc tại Hàn Quốc. – Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: – Làm việc tại các nhà máy sản xuất linh kiện, lắp ráp các thiết bị điện tử. – Làm việc trong các nhà máy, phân xưởng có dây truyền sản xuất tự động. – Làm việc tại các trạm bảo hành, bảo trì các thiết bị và hệ thống điện tử. – Làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… – Sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép học liên thông lên đại học tại các trường: ĐH Bách khoa Hà nội, ĐH SPKT Vinh, ĐH SPKT Hưng Yên …

  1. Nghề cơ điện tử

Năng lực của sinh viên sau tốt nghiệp: – Thực hiện tốt các công việc: Lắp ráp, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, và sửa chữa các thiết bị hệ thống cơ điện tử, hệ thống dây chuyền tự động trong các nhà máy và trong các ứng dụng khác. – Sử dụng được tiếng Anh trong công việc chuyên môn. Đủ năng lực tiếng Hàn Quốc để tham gia thi tuyển lao động làm việc tại Hàn Quốc. – Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp… Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: – Làm việc tại các nhà máy có ứng dụng hệ thống sản xuất tự động như: nhà máy xi măng, nhà máy chế biến sữa, nhà máy bia, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy sản xuất gạch granite và các dây chuyền tự động khác. – Làm việc tại các trạm bảo hành, bảo trì các thiết bị và hệ thống cơ điện tử. – Làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… – Sau khi tốt nghiệp sinh viên được phép học liên thông lên đại học tại các trường: ĐH Bách khoa Hà nội, ĐH SPKT Vinh, ĐH SPKT Hưng Yên … IIĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN – Tổng số giảng viên là 20 trong đó: 18 Thạc sĩ, 2 Kỹ sư – Giảng viên được đào tạo chuyên môn ở nước ngoài: 3 giảng viên đào tạo tại Úc, 13 giảng viên đào tạo tại Hàn Quốc, 3 giảng viên đào tạo tại Malaysia. – Đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn cao, kỹ năng sư phạm tốt, giàu kinh nghiệm và tâm huyết. Các giảng viên luôn nhiệt tình, tận tụy truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho sinh viên. – Đội ngũ giảng viên luôn được trang bị các kiến thức công nghệ mới tiên tiến phù hợp với thực tế của sản xuất và đời sống.

Trưởng khoa: Phạm Văn Cần Thạc sĩ  Quản lý Giáo dục Kỹ sư Điện tử Viễn thông Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc Phó khoa: Vương Đạo Nhân Thạc sĩ SPKT Điện – Điện tử Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc và Úc
Giảng viên: Ngô Trí Thắng Thạc sĩ  Điện tử viễn thông Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc và Úc Giảng viên: Hoàng Ngọc Phong Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc và Malaysia
Giảng viên: Nguyễn Thành Vinh Thạc sỹ tự động hóa Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc Giảng viên: Trần Trọng Nghĩa Thạc sĩ  Điện tử viễn thông Đào tạo chuyên môn tại Malaysia
Giảng viên: Nguyễn Ánh Đoan Thạc sĩ Điện tử viến thông Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc Giảng viên: Nguyễn Đình Ninh Thạc sĩ Điện tử viến thông Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc
 Giảng viên: Ngô Thị Chuyên Thạc sỹ tự động hóa Giảng viên: Phan Kế Hiển Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử Đào tạo tại Hàn Quốc
 Giảng viên: Nguyễn Tài Long Thạc sỹ tự động hóa Giảng viên: Võ Nguyễn Hồng Vân Thạc sỹ tự động hóa
Giảng viên: Đậu Hào Quang Kỹ sư Điện tử viễn thông Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc
Giảng viên: Nguyễn Minh Sự Th.S Tự động hóa Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc Giảng viên: Phạm Quang Thành Th.S Tự động hóa Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc và Malaysia
Giảng viên: Lê Toàn Thắng Thạc sỹ tự động hóa Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc Giảng viên: Nguyễn Quốc Dũng Th.S SP kỹ thuật cơ khí Đào tạo chuyên môn tại Hàn Quốc
  Giảng viên: Đậu Chí Dũng Th.S SP Kỹ thuật cơ khí Đào tạo chuyên môn tại Úc Giảng viên: Nguyễn Anh Tuấn Th.S SP Kỹ thuật cơ khí

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT – Có đầy đủ các phòng thực hành chức năng cho các môn chuyên sâu: thiết kế mạch điện tử trên máy tính, điện tử công suất, kỹ thuật tương tự,  kỹ thuật số, vi điều khiển, PLC, lắp ráp thiết bị điện tử, hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS), điều khiển Robot công nghiệp… – Phòng thực hành được trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ đáp ứng nhu cầu học tập cũng như nghiên cứu của sinh viên. – Phòng học lý thuyết được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và học tập hiện đại. – Sinh viên được dùng mạng internet miễn phí. IVHÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tập thể giáo viên

Giờ học điều khiển Robot công nghiệp

Giờ học lập trình PLC

Giờ học Điện tử công suất

Giờ thực hành lắp mạch điện tử trong hệ thống công nghiệp

Sinh viên thực hành lắp ráp hệ thống cơ điện tử

Giờ học điều khiển hệ thống cơ điện tử

Giờ học lắp ráp và sửa chữa thiết bị điện tử

Giờ học lập trình cho Vi điều khiển

Giờ học lập trình hệ thống sản xuất tự động

Sinh viên Sầm Văn Bính – Sinh viên giỏi quốc gia

Khai mạc lễ bảo vệ đề tài tốt nghiệp

Sinh viên bảo vệ đề tài tốt nghiệp

Sinh viên làm đề tài tốt nghiệp

Hoạt động thể thao của sinh viên

Hoạt động thể thao của giáo viên