SỔ TAY CHẤT LƯỢNG

I. Trang bìa

II. Nội dung sổ tay chất lượng

THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

 

Yêu cầu sửa đổi/

bổ sung

Trang/ Phần liên quan việc sửa đổi Mô tả nội dung sửa đổi Lần ban hành/ Lần sửa đổi Ngày ban hành
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         

MỤC LỤC

 

  1. GIỚI THIỆU CHUNG… 2
  2. Lịch sử phát triển. 2

1.1. Thông tin chung về trường. 2

1.2. Lịch sử phát triển của trường. 2

  1. Cơ cấu tổ chức. 3
  2. Chức năng – Nhiệm vụ. 4

3.1. Chức năng – nhiệm vụ Nhà trường. 4

3.2. Chức năng – nhiệm vụ các đơn vị 5

  1. Danh mục các ngành/ nghề đào tạo. 13
  2. Các thành tích đạt được. 14
  3. PHẠM VI ÁP DỤNG… 16
  4. Quy mô áp dụng. 16
  5. Lĩnh vực áp dụng. 17

III. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ MÔ TẢ MỐI LIÊN HỆ.. 20

  1. Quá trình vận hành lĩnh vực quản lý chất lượng. 20
  2. Nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng. 22

2.1. Phòng Khảo thí & đảm bảo chất lượng. 23

2.2. Phòng Đào tạo – NCKH & QHQT. 23

2.3. Phòng Tổ chức hành chính. 24

2.4. Phòng Kế hoạch – Vật tư. 24

2.5. Phòng Công tác học sinh sinh viên. 25

2.6. Phòng Tài vụ. 25

2.7. Trung tâm tuyển sinh và hợp tác đào tạo. 25

  1. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI LIỆU… 26

 

 

 

 

 

 

I.  GIỚI THIỆU CHUNG

Sổ tay bảo đảm chất lượng là tài liệu cung cấp thông tin về hệ thống bảo đảm chất lượng của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và các bên liên quan, xác định phạm vi áp dụng, chính sách và mục tiêu chất lượng, giới thiệu hoạt động và cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của trường, các quy trình bảo đảm chất lượng đã được ban hành, để Lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của trường làm cơ sở điều hành hệ thống quản lý chất lượng của mình.

1. Lịch sử phát triển

1.1. Thông tin chung về trường

  • Tên trường: Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc
  • Tên tiếng Anh: The Vietnam – Korea Industrial Technolory College
  • Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
  • Địa chỉ: Đường Hồ Tông Thốc, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
  • Điện thoại: 02383.511454 Fax: 02383.852194
  • Website: http://www.vkc.edu.vn       Email: cdviethanna@gmail.com

1.2. Lịch sử phát triển của trường

  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, sự quản lý về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Trường Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được thành lập ngày 4 tháng 12 năm 1998, theo Quyết định số 1272 của UBND Tỉnh Nghệ An. Trường được xây dựng bằng nguồn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc với trị giá 5 triệu USD và vốn đối ứng của tỉnh Nghệ An 11 tỷ VNĐ.
  • Ngày 15 tháng 2 năm 2007 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc theo Quyết định số 258/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Năm 2007, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục đầu tư giai đoạn II với tổng số vốn là 2,35 triệu USD, vốn đối ứng của tỉnh Nghệ An 30 tỷ VNĐ.
  • Ngày 18 tháng 5 năm 2017 trường được đổi tên thành trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc theo Quyết định số 693/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Năm 2016, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục đầu tư giai đoạn III với tổng số vốn là 6 triệu USD (»123 tỷ VNĐ), vốn đối ứng của tỉnh Nghệ An 31 tỷ VNĐ.
  • Tổng diện tích khuôn viên trường 76.743 m2, diện tích xây dựng 16.000 m2
  • Trường vinh dự đặt tại thành phố Vinh quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, là biểu tượng của sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ một phần theo Quyết định 4649/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của tỉnh Nghệ An, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức

  • Ban giám hiệu :
  • Hiệu trưởng
  • Phó Hiệu trưởng
  • Các phòng chức năng: 6 phòng

–  Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế

–  Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

–  Phòng Tổ chức – Hành chính

–  Phòng Kế hoạch – Vật tư

–  Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên

–  Phòng Tài vụ

  • Các khoa đào tạo: 8 khoa

–  Khoa Kỹ thuật điện tử                         – Khoa Công nghệ ô tô

–  Khoa Công nghệ thông tin.                 – Khoa Cắt gọt kim loại

–  Khoa Điện công nghiệp                       – Khoa Công nghệ Hàn

–  Khoa Kỹ thuật Điện lạnh                              – Khoa Cơ bản

  • Các trung tâm: 4 trung tâm
  • Trung tâm Ngoại ngữ – Hợp tác đào tạo
  • Trung tâm tuyển sinh và hợp tác doanh nghiệp
  • Trung tâm đào tạo kỹ thuật làm bánh CJ
  • Trung tâm thể thao Việt – Hàn
  • Hội đồng trường: Gồm 5 thành viên: Đại diện Đảng ủy, Ban giám hiệu, Giáo viên và cán bộ quản lý. Hội đồng trường được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng.
  • Bộ phận trực thuộc Hiệu trưởng:
  • Các tổ chức chính trị và đoàn thể:

– Đảng bộ trường, Công đoàn trường, Đoàn thanh niên, Phụ nữ.

  • Sơ đồ tổ chức của nhà trường:

3. Chức năng – Nhiệm vụ

3.1. Chức năng – nhiệm vụ Nhà trường

  1. Đào tạo lao động kỹ thuật có các cấp trình độ khác nhau (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) 12 nghề: Điện tử công nghiệp, Cơ điện tử, Quản trị mạng máy tính, Điện công nghiệp, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Bảo trì thiết bị cơ khí, Hàn, Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, Ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc, Kỹ thuật làm bánh Hàn Quốc. Trang bị cho người học năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có các phẩm chất về chính trị, tác phong công nghiệp, kiến thức, kỹ năng và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
  2. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu giáo dục nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp đối với các nghề Điện tử công nghiệp; Cơ điện tử, Quản trị mạng máy tính, Điện công nghiệp, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Bảo trì thiết bị cơ khí, Hàn, Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Kỹ thuật làm bánh.
  3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển sinh và tổ chức thực hiện. Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo qui định của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
  4. Tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho người lao động.
  5. Tổ chức Huấn luyện và cấp chứng nhận an toàn-vệ sinh lao động cho tất cả HSSV trường trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các doanh nghiệp tại Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
  6. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật; Kiểm tra, thi nâng bậc thợ cho các lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất.
  7. Liên kết đào tạo các bậc học khác nhau với các trường, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.
  8. Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường theo các qui định của luật lao động, luật giáo dục nghề nghiệp.
  9. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo; Đào tạo ngoại ngữ và cấp chứng chỉ đào tạo; Đào tạo giáo dục định hướng cho xuất khẩu lao động; Sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ phục vụ đào tạo.
  10. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ vào công tác đào tạo và sản xuất.
  11. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong việc dạy người và giáo dục nghề nghiệp.
  12. Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo đúng qui định của pháp luật.
  13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.
  14. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu và nhu cầu cần thiết theo qui định của pháp luật.

3.2. Chức năng – nhiệm vụ các đơn vị

3.2.1. Phòng tổ chức hành chính

Phòng tổ chức hành chính là đơn vị tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.

  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức.
  • Quản lý cán bộ, hồ sơ, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định hiện hành. Thực hiện kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ. Đề xuất thành lập các hội đồng tuyển dụng trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Tổng hợp hệ thống văn bản pháp quy của trường trình Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành.
  • Xây dựng kế hoạch – quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức của trường trong từng giai đoạn phát triển.
  • Theo dõi, tổng hợp bảng công hàng tháng, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, giáo viên.
  • Theo dõi, tổng hợp công tác An ninh – Quốc phòng, công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Đảm bảo công tác hành chính trong toàn trường. Xây dựng  kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Quản lý, điều hành tổ bảo vệ và chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự trong trường. Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường
  • Chăm lo điều kiện làm việc của chuyên gia, tình nguyện viên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các Hội đồng, giáo viên và cán bộ nhân viên.
  • Thực hiện công tác văn thư lưu trữ và quản lý con dấu của trường. Lễ tân khánh tiết, kiểm soát tất cả các loại phương tiện ra vào trường đúng quy định.
  • Tham mưu cho Hiệu trưởng các văn bản đến của các cấp để triển khai, thực hiện.
  • Dự thảo, phát hành, theo dõi việc thực hiện các thông báo của Ban giám hiệu tới các phòng, ban, bộ phận. Quản lý sổ và ghi chép trong các cuộc họp giao ban. Quản lý và điều hành tổ lái xe.
  • Quản lý, tôn tạo cảnh quan môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường sư phạm. Thực hiện công tác y tế, vệ sinh môi trường, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
  • Tổng hợp, đề xuất, mua sắm văn phòng phẩm của các phòng, khoa, trung tâm trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Phối hợp với các phòng, khoa liên quan tổ chức khám sức khoẻ, mua sắm trang bị ban đầu, bảo hiểm y-tế, thân thể cho học sinh sinh viên mới vào trường. Giải quyết các trường hợp học sinh bị ốm đau, tai nạn rủi ro.
  • Được thừa lệnh Hiệu trưởng ký các văn bản khi được ủy quyền.
  • Quản lý nhà ăn.

3.2.2. Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế

Là đơn vị tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng về xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo của nhà trường, kế hoạch, chiến lược hội nhập về đào tạo nghề, khu vực, quốc tế, kế hoạch giảng dạy, học tập từng khóa học, năm học, học kỳ, kế hoạch đào tạo hàng tháng, cùng với các khoa xây dựng thời khóa biểu học tập của các lớp học. Phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Theo dõi, kiểm tra, giám sát, quản lý tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
  • Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hồ sơ, sổ sách của giáo viên và các khoa, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất giờ dạy của giáo viên theo nội dung chương trình, giáo trình các môđun/môn học của nhà trường thực hiện.
  • Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh hàng năm theo Quy chế tuyển sinh học nghề 08/2007 của Bộ LĐTBXH, cụ thể: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, Thành lập Hội đồng tuyển sinh. Tổ chức thi tuyển, xét tuyển, xác định điểm trúng tuyển, gọi thí sinh nhập học, thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ…
  • Công tác giáo dục Quốc phòng đầu khóa và hàng năm của trường.
  • Thư ký Hội đồng đào tạo. Chuẩn bị, hoàn thiện các loại hồ sơ, văn bản, mẫu biểu về công tác Đào tạo theo quy định của nhà nước
  • Thực hiện công tác hành chính giáo vụ: Tổ chức khai, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học. Thống kê tổng hợp, quản lý điểm, kết quả đào tạo định kỳ báo cáo BGH và cơ quan quản lý cấp trên. Thực hiện việc quản lý hồ sơ gốc của học sinh, hồ sơ học sinh tốt nghiệp, quản lý các lớp liên thông, ngắn hạn. in ấn bằng, bảng điểm, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ nghề cho học sinh đúng quy định của TCDN.
  • Tổ chức thực hiện các cuộc thăm dò, khảo sát, lấy ý kiến của: người học, người sử dụng lao động, giáo viên… về các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo.
  • Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thiết bị dạy nghề tự làm, các Hội thảo khoa học (chương trình, phương pháp giảng dạy, phương thức tổ chức dạy học…)
  • Tổ chức và tham gia Hội giảng, Hội thi các cấp (giáo viên giỏi, học sinh giỏi…). Tổ chức cho học sinh làm các đề tài tốt nghiệp…
  • Tổ chức biên soạn, chỉnh sửa bổ sung thay đổi chương trình, giáo trình.
  • Theo dõi việc đề xuất sửa chữa, mua sắm vật tư, trang thiết bị…
  • Thực hiện thanh quyết toán các hợp đồng đào tạo, thanh toán tiền thừa giờ của giáo viên hàng năm.
  • Quản lý, điều hành hoạt động của Thư viện.
  • Xây dựng và phát triển mối quan hệ Hợp tác quốc tế với các tổ chức, các trường nước ngoài.
  • Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
  • Quản lý cán bộ, viên chức theo phân cấp của hiệu trưởng. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất được giao.

3.2.3. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng

Tham mưu, tư vấn và đề xuất cho Hiệu trưởng các giải pháp về công tác Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường, bao gồm:

  • Công tác thi, kiểm tra.
  • Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng
  • Công tác Xây dựng hệ thống Bảo đảm chất lượng
  • Công tác tự đánh giá chất lượng Nhà trường và chương trình đào tạo
  • Công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề
  • Công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia
  • Công tác khác theo các quy định và phân cấp quản lý hiện hành.

Công tác khảo thí:

  • Tổ chức thi, chấm thi kết thúc môn học, môđun và tốt nghiệp theo đúng thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
  • Tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng đề thi. Cải tiến và phát triển các hình thức thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành, các hệ bậc đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá chất lượng đào tạo.
  • Giám sát, kiểm tra, đề xuất xử lý các sai phạm trong quá trình coi thi và chấm thi.
  • Là thành viên Hội đồng xét điều kiện dự thi tốt nghiệp cho học sinh sinh viên cuối khóa.

Công tác đảm bảo chất lượng:

  • Tổ chức học tập và triển khai các phương pháp, công nghệ mới về xây dựng hệ thống Bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng. Xây dựng kế hoạch và triển khai đăng ký gia nhập các tổ chức đảm bảo chất lượng trong khu vực và quốc tế.
  • Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng của nhà trường hàng năm và 5 năm một lần theo qui định về kiểm định chất lượng của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Chủ trì thực hiện công tác tự đánh giá của Nhà trường và các đơn vị.
  • Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hàng năm theo qui định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Chủ trì thực hiện công tác tự đánh giá chương trình đào tạo với các đơn vị.
  • Là thành viên làm đầu mối cho các hoạt động đánh giá ngoài.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Quốc gia cho người lao động
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

3.2.4. Phòng kế hoạch dịch vụ

  • Tham mưu cho Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trong từng học kỳ, năm học và định hướng phát triển của Trường.
  • Cung ứng vật tư phục vụ giảng dạy, học tập, sản xuất và dịch vụ.
  • Quản lý, lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa cơ sở vật chất Nhà trường.
  • Phối hợp với phòng Tài vụ, các phòng khoa quản lý trang thiết bị Nhà trường, chủ trì công tác kiểm kê hàng năm.
  • Quản lý hội trường lớn: trang trí phông, cờ, khẩu hiệu, loa đài các cuộc hội họp, hội nghị, lễ tết.
  • Triển khai công tác tư vấn cho học sinh cuối khóa về luật lao động, kỷ năng tìm việc, kỷ năng làm việc. Khảo sát và tập hợp nhu cầu việc làm của học sinh năm cuối, hợp tác với doanh nghiệp tư vấn và tuyển dụng học sinh sau khi tốt nghiệp.
  • Giám sát và kiểm tra các hạng mục xây dựng, sửa chữa trong trường theo đúng các qui định về quản lý xây dựng cơ bản hiện hành, đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ, chất lượng của dự án và pháp luật quy định.

3.2.5. Phòng công tác học sinh sinh viên

  • Quản lý, tổ chức và phối hợp với các đoàn thể, các đơn vị liên quan trong nhà trường, chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong học sinh sinh viên.
  • Tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển vào trường. Đề nghị xử lý những trường hợp học sinh không đủ điều kiện và các thủ tục hồ sơ vào trường. Tiến hành làm thẻ học sinh, quản lý hồ sơ học sinh sinh viên.
  • Phối hợp với các phòng, khoa liên quan tổ chức khám sức khoẻ ban đầu cho học sinh mới vào trường, khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học theo quy định tại thông tư liên bộ Y tế – Giáo dục và đào tạo. Tổ chức và phối hợp với phòng Đào tạo, các bộ phận liên quan, thực hiện việc giáo dục định hướng đầu khoá cho HSSV. Phổ biến thời sự, chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, các nội quy, quy chế, thông tư chỉ thị liên quan đến học sinh, giáo dục truyền thống nhà trường, giáo dục pháp luật thường thức, vấn đề thời sự môi trường dân số.
  • Tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần của học sinh: ăn ở, sinh hoạt, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác của học sinh nội trú trong Ký túc xá và theo dõi quản lý học sinh ngoại trú.
  • Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước quy định đối với học sinh về học bổng, miễn giảm học phí và các chế độ khác.

3.2.6. Phòng tài vụ

Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tài chính, kế toán của nhà trường. Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính đúng quy định nhà nước, nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác ngân sách, tài chính, kế toán, quản lý và phân phối tài chính, giám sát việc sử dụng tài chính, định mức thu, chi tài chính, quyết toán tài chính trên cơ sở Pháp luật kế toán của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt và quy chế nội bộ trường hiện hành.

  • Làm đầu mối tiếp nhận tổng hợp và xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
  • Trình Hiệu trưởng kế hoạch phân bổ dự toán và hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện thanh toán kinh phí đã được phân bổ.
  • Kiểm tra, đốc thúc tiến độ thực hiện kế hoạch dự toán quý, năm, trình phương án điều chỉnh kinh phí phù hợp với tình hình nhiệm vụ cụ thể.
  • Thực hiện khảo sát giá cả, định mức các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán công nợ, mua, bán, sửa chữa, thanh lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản, dự án liên doanh liên kết.
  • Hướng dẫn các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách, quy trình tài chính, báo cáo công khai tài chính.
  • Thực hiện công tác thanh toán/ hạch toán/ quyết toán, lập sổ sách báo cáo lưu trữ hồ sơ chứng từ gốc, sổ sách kế toán đúng quy định quản lý tài chính nhà nước hiện hành.
  • Xây dựng quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý thu và quy chế quản lý tài sản theo định hướng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhà trường.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công.

3.2.7. Trung tâm tuyển sinh và hợp tác doanh nghiệp

Trung tâm là đơn vị có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh các loại hình đào tạo của nhà trường, phối kết hợp với các tổ chức doanh nghiệp tổ chức và quản lý các hoạt động về thực tế chuyên môn, thực tập nghề cho sinh viên; tổ chức giới thiệu và khảo sát việc làm sinh viên; triển khai các hoạt động hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; quản lý trang Website và facebook của nhà trường.

  • Xác định nhu cầu nguồn nhân lực đối với các nghành nghề đào tạo. Xây dựng và triển khai kế hoạch tư vấn tuyển sinh tạo nguồn các hệ đào tạo của trường.
  • Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện việc tuyển sinh các loại hệ đào tạo ngắn hạn như: Đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo nhu cầu, đào tạo cho doanh nghiệp
  • Phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp tư vấn tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, đánh giá hiện trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
  • Quản lý và cung cấp các thông tin, hoạt động trên website và facebook của trường.
  • Tổ chức tư vấn, quảng bá tuyển sinh thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, thông qua hoạt động thực tập và các hoạt động tổ chức sự kiện khác…
  • Tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên về cơ hội việc làm, các kiến thức, kỹ năng cần có trước và sau khi ra trường, cung cấp những thông tin định hướng cho HSSV tìm kiếm học bổng, du học….
  • Huy động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xây dựng Quỹ Hỗ trợ học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc. Kết nối với cựu học sinh, sinh viên, học viên nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ về trí tuệ, tinh thần, vật chất giúp đỡ HSSV và góp phần phát triển Nhà trường.
  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm, định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng và các hoạt động truyền thông nhằm kết nối sinh viên với các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng; Xây dựng dữ liệu sinh viên tốt nghiệp hàng năm cung cấp cho các đơn vị tuyển dụng; Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên; Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của sinh viên, doanh nghiệp về các hoạt động giúp Nhà trường có căn cứ để điều chỉnh trong công tác quản lý, tuyển sinh, tổ chức đào tạo… phù hợp với nhu cầu xã hội
  • Là đơn vị đầu mối phối hợp các phòng, khoa và các đơn vị liên quan tìm kiếm địa chỉ, xây dựng mạng lưới cơ quan, đơn vị làm địa điểm thực hành, thực tế chuyên môn, thực tập nghề cho sinh viên. Xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Nhà trường để tổ chức và quản lý một cách khoa học và đạt hiệu quả cao.
  • Tổ chức cho người học tham gia các sự kiện, diễn đàn xã hội, các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống và các hoạt động sự kiện khác phù hợp và hữu ích đối với tuổi trẻ Nhà trường.
  • Chủ trì thiết lập và mở rộng quan hệ giữa trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc với các địa phương, đơn vị, khu công nghiệp, khu kinh tế và doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, cung ứng nguồn nhân lực. Tham mưu lãnh đạo nhà trường ký kết các thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, hướng tới phục vụ và đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, tổ chức các hoạt động hợp tác khác nhằm thực hiện mục tiêu cùng phát triển.
  • Quản lý lao động, cơ sở vất chất, trang thiết bị của Trung tâm đúng quy định, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm.

3.2.8. Trung tâm ngoại ngữ – Hợp tác đào tạo

  • Đào tạo tiếng Hàn, tiếng Nhậtcho sinh viên của trường, đào tạo tiếng Hàn cho học viên có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, đào tạo tiếng Hàn du học, luyện thi TOPIK. Đáp ứng chuẩn đầu ra về chứng chỉ tiếng Hàn cho sinh viên. Hỗ trợ, tư vấn phát triển các chương trình ngoại ngữ của trường.
  • Quản lý, đào tạo công nghệ làm bánh Hàn Quốc:quản lý trung tâm đào tạo làm bánh CJ Hàn Quốc, đào tạo ngắn hạn 6 tháng cho các học viên học nghề làm bánh, cấp chứng chỉ nghề sơ cấp sau khi kết thúc khóa học.
  • Quản lý, sử dụng hạ tầng phòng học:quản lý hệ thống phòng học trong đào tạo tiếng Hàn, tiếng Nhật, phân bố hợp lý phòng học cho các lớp.
  • Liên kết đào tạo:Tiếng Hàn quốc dành cho đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, liên kết đào tạo định hướng cho các đối tượng xuất khẩu lao động chuẩn bị xuất cảnh. Liên kết đào tạo lái xe B2 cho học viên trong và ngoài trường.
  • Hợp tác quốc tế:Hợp tác cùng cơ quan hợp tác quốc tế KOICA nhằm nâng cao trình động giảng dạy tiếng Hàn Quốc cùng như tiếp nhận các tình nguyện viên Hàn Quốc về làm việc và đào tạo nghề làm bánh tại trung tâm CJ.

3.2.9. Các khoa và tổ bộ môn

Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ như sau:

  • Tham mưu cho Ban giám hiệu về định hướng phát triển khoa, nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo. Chủ trì trong việc hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn, tổ chức biên soạn đề cương bài giảng cho từng nghề.
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của trường.
  • Đào tạo cho 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Kiểm tra, thi nâng bậc thợ cho lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất.
  • Tổ chức việc thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công: tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ.
  • Quản lý giảng viên, nhân viên và HSSV thuộc đơn vị mình.
  • Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng. Đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì trang thiết bị dạy và học.
  • Thực hiện chế độ báo cáo kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ cho nhà trường theo quy định.
  • Đề xuất với Hiệu trưởng về kế hoạch giáo viên, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
  • Phối hợp với các phòng, khoa tìm nguồn hàng gắn với các bài học thực hành nhằm nâng cao tay nghề cho học sinh sinh viên, tìm địa điểm thực tập cho học sinh.
  • Thực hiện chức năng giáo dục, quản lý học tập, rèn luyện đạo đức học sinh, đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trong khoa.
  • Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị dạy học và vật tư thực tập.
  • Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách văn bản của khoa; quản lý điểm học sinh, sinh viên.
  • Hợp tác với các chuyên gia và tình nguyện viên nước ngoài khi đến làm việc tại khoa.

3.2.10. Trung tâm đào tạo kỹ thuật làm bánh CJ

Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Làm bánh CJ được đặt tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc và đi vào hoạt động đào tạo tháng 9 năm 2013 nhằm mục đích mở rộng hệ thống đào tạo thực hành đa ngành, đa nghề, áp dụng hình thức đào tạo chuyên biệt, dựa vào sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp căn cứ nhu cầu sử dụng xã hội.

Sự ra đời của Trung tâm đào tạo kỹ thuật làm bánh CJ nhằm tạo điều kiện giúp Tỉnh nhà nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển lĩnh vực thực phẩm.

3.2.11. Trung tâm thể thao Việt Hàn

  • Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý các cơ sở thể dục, thể thao của nhà trường.
  • Khai thác có hiệu quả các cơ sở thể dục, thể thao đã xây dựng nhằm nâng cao sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên, học sinh sinh viên của trường và tạo nguồn thu từ dịch vụ hoạt động thể dục, thể thao.
  • Xây dựng các qui định về quản lý các công trình thể dục, thể thao.
  • Tăng cường thông tin, tuyên truyền các hoạt động thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh và những người có nhu cầu hoạt động thể thao. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức các hoạt động, các cuộc thi trong cán bộ, giáo viên, học sinh, và các đối tượng khác nhằm nâng cao sức khỏe.
  • Thực hiện hạch toán các hoạt động dịch vụ thể dục, thể thao để tăng nguồn thu cho nhà trường. Thực hiện các qui định về quản lý tài chính của nhà nước, nhà trường.

4. Danh mục các ngành/ nghề đào tạo

– Gồm 12 nghề : Điện tử công nghiệp; Cơ điện tử, Quản trị mạng máy tính, Điện công nghiệp, Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Bảo trì thiết bị cơ khí, Hàn, Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, Ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc, Kỹ thuật làm bánh Hàn Quốc.

– Tuỳ theo yêu cầu thực tế của sản xuất và đời sống, nhu cầu xã hội nhà trường sẽ lựa chọn để mở thêm các nghề mới khi cần theo đúng qui định của luật dạy nghề.

5. Các thành tích đạt được

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt được một số thành tích xuất sắc:

NĂM DANH HIỆU SỐ, NGÀY QĐ
2001 Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 613/QĐ.UBND  ngày 26/01/2001
2002 Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 578/QĐ.UBND ngày 26/01/2001
2003 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động 31/QĐ.LĐTBXH  ngày 06/01/2004
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 4671 CT-KT ngày 28/11/2003
2004 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động 17/QĐ.LĐTBXH  ngày 07/01/2005
2005 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 753/QĐ-TTg ngày 04/08/2006
2006 Cờ thi đua của Chủ tịch UBND Tỉnh 910/QĐ.UB-TĐ ngày 16/ 3/2007
2007 Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động VN 38/QĐ-TLĐ 08/01/2009
2008 Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam 38/QĐ-TLĐ ngày 05/01/2008
Huân chương lao động hạng 3 1135/QĐ-CTN ngày 30/09/2008
2009 Cờ thi đua của Chính phủ 1771/QĐ-TTg ngày 04/11/2009
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động 1514/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/11/2009
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 4023/QĐ-UBND.TĐ ngày 18/8/2009
2010 Bằng công nhận cơ sở văn hóa XS của Tổng Liên đoàn LĐ 1135/QĐKT-TLD ngày 23/08/2010

 

Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 4104/QĐ-UBND.TĐ ngày 15/9/2010
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 4495/QĐ-UBND.TĐ ngày 01/10/2010
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 5557/QĐ-UBND.TĐ ngày 17/11/2010
2012 Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 662/QĐ-UBND.TĐ ngày 12/3/2012
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ công an 6146/QĐ-BCA ngày 10/12/2012
2013 Cờ thi đua của Chủ tịch UBND Tỉnh 5564/QĐ-UBND ngày 25/11/2013
Huân chương Lao động hạng II 2316/QĐ-CTN ngày 04/12/2013
2014 Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh 2396/QĐ-UBND.TĐ ngày 02/6/2014
2015 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động 1200/QĐ-LĐTBXH ngày 21/08/2015
2016 Cờ thi đua của Chủ tịch UBND Tỉnh 5623/QĐ-UBND ngày 11/11/2016
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, dạy nghề cho học sinh đạt giải cao tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V 5658/QĐ-UBND ngày 15/11/2016
Giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh 3295/QĐKT-CAT ngày 07/12/2016
2017 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2017
Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh có thành tích xuất sắc đạt giải nhất toàn đoàn tại Kỳ thi tay nghề tỉnh Nghệ An 2843/QĐ-UBND ngày 29/06/2017
2018 Cờ thi đua của Chủ tịch UBND Tỉnh 4401/QĐ-UBND ngày 02/10/2018
Huân chương lao động Hạng nhất 2215/QĐ-CTN ngày 29/11/2018

Cụ thể:

  • Trường đã đào tạo 18 khoá trung cấp, 10 khoá cao đẳng với hơn 15.000 học sinh sinh viên. Đào tạo nghề ngắn hạn trên 3600 học sinh. Đào tạo tiếng Hàn, tiếng Nhật và đào tạo giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu trên 20.000 người. Học sinh sau tốt nghiệp trên 85% có việc làm và thu nhập ổn định trong và ngoài nước.
  • Đội ngũ giáo viên phát triển và đạt chuẩn giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, môi trường giáo dục được cải thiện và nâng cao, chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật và nâng cao đáp ứng yêu cầu của sản xuất và doanh nghiệp.
  • Khuôn viên của trường được qui hoạch đồng bộ, đảm bảo có đủ môi trường giảng dạy, học tập và vui chơi. Nề nếp tác phong làm việc của cán bộ, giáo viên, CNV, học sinh sinh viên được xây dựng và duy trì góp phần làm nên thương hiệu “Việt-Hàn ” của trường.
  • Hợp tác với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo, thực tập sản xuất cho học sinh sinh viên, thực tập cho giáo viên. Tuyển dụng lao động, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho lao động của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cho nhà trường và doanh nghiệp. Các công ty tập đoàn lớn đã hợp tác như Samsung, Posco, Huyndai, Lilama,Vinaconex, Hồng Hải, Fomusa, Tập đoàn thép không rỉ Tiến Đạt, Công ty cổ phần kỹ thuật điện Sông Đà, Công ty dịch vụ cơ khí Hàng hải, Công ty cổ phần chế tạo dàn khoan dầu khí. Khu lọc dầu Dung Quất. Khu công nghiệp Thăng Long Nội Bài…Các doanh nghiệp, công ty Hàn Quốc tại Nghệ An.
  • Hội thi giáo viên dạy giỏi: Có 30 Giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 06 Giáo viên giỏi cấp Quốc gia.
  • Hội thi tay nghề giỏi của HSSV: Có 42 em đạt tay nghề giỏi cấp Tỉnh, 29 em đạt tay nghề giỏi cấp Quốc gia, 04 em đạt tay nghề giỏi Asean và 01 em đạt tay nghề giỏi thế giới.
  • Hội thi thiết bị đào tạo tự làm: Có 20 sản phẩm đạt cấp Tỉnh, 10 sản phẩm đạt cấp Quốc gia.
  • Công trình nghiên cứu khoa học đạt giải sáng tạo khoa học công nghệ cấp tỉnh: có 14 sản phẩm.
  • Một số học sinh đã tự thành lập Doanh nghiệp, và trở thành chủ của doanh nghiệp có uy tín như Nguyễn Đình Hải, giám đốc Trung tâm Thiết bị đào tạo Hanel; Nguyễn Vĩnh Tiến – Giám đốc Công ty CP Xây dựng Quang Tiến; Lê Lương Nguyên – Giám đôc Công ty TNHH Strong plus; Nguyễn Văn Dung – Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Dũng Hà….
  • Hợp tác tốt với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, Doanh nghiệp Hàn Quốc để huy động nguồn vốn ODA không hoàn lại, huy động các nguồn viện trợ, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, làm từ thiện, tình nguyện, giao lưu văn hóa…
  • Chất lượng đào tạo, thương hiệu nhà trường được chính quyền, người dân, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Quy mô áp dụng

Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc xây dựng và áp dụng hệ thống các quy trình bảo đảm chất lượng, để quản lý toàn bộ các hoạt động giáo dục đào tạo của trường, nhằm chứng minh năng lực của nhà trường trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ luôn tuân thủ các thủ tục quy trình đã đề ra, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của khách hàng.

Sổ tay đảm bảo chất lượng này, với mục tiêu đưa các nội dung và các quy trình của hệ thống bảo đảm chất lượng đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và HSSV của trường, để áp dụng thực hiện đúng các quy trình/ công cụ tương ứng với từng yêu cầu cụ thể, hoàn thiện và cải tiến theo từng năm.

Sổ tay đảm bảo chất lượng của trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc được áp dụng thực hiện tại các phòng/ khoa/ trung tâm trong toàn trường:

  • Các phòng chức năng: 06 phòng
  1. Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế.
  2. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.
  3. Phòng Tổ chức – Hành chính.
  4. Phòng Kế hoạch – Vật tư.
  5. Phòng Công tác học sinh – sinh viên.
  6. Phòng Tài vụ.

 

  • Các khoa chuyên môn: 8 khoa
  1. Khoa Công nghệ Ô tô.
  2. Khoa Công nghệ Hàn.
  3. Khoa Công nghệ thông tin.
  4. Khoa Kỹ thuật Điện lạnh.
  5. Khoa Cắt gọt kim loại.
  6. Khoa Kỹ thuật Điện tử.
  7. Khoa Điện công nghiệp.
  8. Khoa Cơ bản.
  • Các trung tâm: 4 trung tâm
  1. Trung tâm tuyển sinh và hợp tác doanh nghiệp
  2. Trung tâm ngoại ngữ và hợp tác đào tạo.
  3. Trung tâm đào tạo kỹ thuật làm bánh CJ.
  4. Trung tâm thể thao Việt Hàn.

2.  Lĩnh vực áp dụng

Sổ tay chất lượng của trường CĐ KTCN Việt Nam – Hàn Quốc được áp dụng cho các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường theo quyết định số ……/QĐ-TVH.KT ngày … tháng … năm 2019 của Hiệu trưởng về việc ban hành Hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng năm 2019.

Trường đã xây dựng 82 quy trình mô tả việc đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

TT TÊN QUY TRÌNH
1         Sổ tay bảo đảm chất lượng
2         Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
3         Quy trình Kiểm soát tài liệu
4         Quy trình Kiểm soát hồ sơ
5         Quy trình Đánh giá nội bộ
6         Quy trình Hành động khắc phục
7         Quy trình Hành động phòng ngừa
8         Quy trình Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
9         Quy trình Quy hoạch bổ nhiệm cán bộ
10    Quy trình Đào tạo – bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên & cán bộ quản lý
11    Quy trình Quản lý phòng học, nhà xưởng
12    Quy trình Quản lý về đầu tư – mua sắm máy móc, trang thiết bị.
13    Quy trình Quản lý về bảo trì – bảo dưỡng máy móc – trang thiết bị
14    Quy trình Xây dựng chương trình đào tạo
15    Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo
16    Quy trình Biên soạn giáo trình – học liệu
17    Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa giáo trình học liệu
18    Quy trình Tổ chức tuyển sinh
19    Quy trình Nhập học
20    Quy trình Xây dựng kế hoạch đào tạo/ thời khóa biểu
21    Quy trình Liên kết đào tạo
22    Quy trình Đánh giá kết quả học tập
23    Quy trình Biên soạn ngân hàng đề thi
24    Quy trình Quan hệ doanh nghiệp
25    Quy trình Đánh giá kết quả rèn luyện
26    Quy trình Theo dõi vết sinh viên
27    Quy trình Lập kế hoạch tài chính/ ngân sách
28    Quy trình Thực tập/ kết hợp sản xuất
29    Quy trình Mở nghề đào tạo
30    Quy trình Thực hiện tiến độ đào tạo
31    Quy trình Quản lý hoạt động giảng dạy
32    Quy trình Quản lý hoạt động học tập
33    Quy trình Dự giờ
34    Quy trình Cấp phát văn bằng – chứng chỉ
35    Quy trình Quản lý điểm học tập
36    Quy trình Xác nhận văn bằng – chứng chỉ, cấp lại chứng nhận tốt nghiệp
37    Quy trình Quản lý thư viện
38    Quy trình Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
39    Quy trình Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
40    Quy trình Quản lý và ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
41    Quy trình Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế
42    Quy trình Bảo lưu
43    Quy trình Giải quyết yêu cầu học sinh sinh viên
44    Quy trình Học bổng
45    Quy trình Kỷ luật HSSV
46    Quy trình Khảo sát ý kiến HSSV
47    Quy trình Khen thưởng HSSV
48    Quy trình Quản lý hồ sơ HSSV
49    Quy trình Quản lý nội trú
50    Quy trình Sinh hoạt chủ nhiệm
51    Quy trình Xếp loại rèn luyện
52    Quy trình Cấp phát vật tư
53    Quy trình Giới thiệu việc làm
54    Quy trình Mời giáo viên thỉnh giảng
55    Quy trình Tiếp nhận bàn giao tài sản thiết bị
56    Quy trình Kiểm kê tài sản thiết bị
57    Quy trình Thanh lý tài sản thiết bị
58    Quy trình Sửa chữa tài sản thiết bị
59    Quy trình Khảo sát doanh nghiệp
60    Quy trình Nghiên cứu thị trường giá cả và các dịch vụ liên quan đến đào tạo
61    Quy trình Kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên
62    Quy trình Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
63    Quy trình Học lại, thi lại
64    Quy trình Thi/ kiểm tra kết thúc mô đun/ môn học
65    Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp
66    Quy trình Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo
67    Quy trình Thi tốt nghiệp
68    Quy trình Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ hàng năm
69    Quy trình Xem xét của lãnh đạo
70    Quy trình Thanh quyết toán
71    Quy trình Quản lý tài chính
72    Quy trình Thu học phí mới
73    Quy trình Tuyển dụng nhân sự
74    Quy trình Giải quyết chế độ, chính sách
75    Quy trình Quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên
76    Quy trình Đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên
77    Quy trình Xem xét nâng lương
78    Quy trình Lễ tân, khánh tiết
79    Quy trình Xét khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên
80    Quy trình Khảo sát chất lượng giảng dạy
81    Quy trình Đánh giá Hệ thống bảo đảm chất lượng
82    Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp
   

Các đơn vị chức năng tương ứng với các việc trên là đơn vị đầu mối (chủ trì biên soạn và thực hiện các quy trình); các đơn vị và cá nhân khác trong Nhà trường, có trách nhiệm thực hiện những phần việc có liên quan theo quy định trong các quy trình đó.

III. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ MÔ TẢ MỐI LIÊN HỆ

1. Quá trình vận hành lĩnh vực quản lý chất lượng

Trường CĐ KTCN Việt Nam – Hàn Quốc xác định quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng gồm các bước sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

  1. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng phụ trách công tác bảo đảm chất lượng
  • Chủ trì, phối hợp với các phòng/ khoa/ trung tâm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Trình Hiệu trưởng phê duyệt Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, nghiệm thu hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng.
  • Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp thực hiện xây dựng, vận hành, và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
  • Báo cáo kết quả xây dựng, vận hành, và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
  1. Đánh giá tình hình thực tế của trường và các điều kiện bảo đảm chất lượng của nhà trường.
  2. Lập kế hoạch xây dựng và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng.
  3. Hướng dẫn xây dựng, cải tiến và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng.

Bước 2: Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng

  1. Xây dựng mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng chủ trì xây dựng mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng của trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Mục tiêu chất lượng được xây dựng từ mục tiêu của các phòng/ khoa/ trung tâm trong trường, phù hợp với chính sách chất lượng của trường.
  • Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường và các quy định liên quan.
  1. Xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Sổ tay bảo đảm chất lượng phản ánh trung thực, chính xác các quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của nhà trường.
  • Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của nhà trường.
  1. Xây dựng hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng chủ trì, phối hợp với các phòng/ khoa/ trung tâm xây dựng hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng.
  • Các phòng/ khoa/ trung tâm tùy vào chức năng, công việc của mình để xây dựng hoặc cải tiến các quy trình phù hợp.

Bước 3: Thẩm định, nghiệm thu hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng

  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng tổng hợp hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng của các phòng đã xây dựng gửi Hội đồng thẩm định, nghiệm thu xem xét.
  • Hội đồng thẩm định, nghiệm thu hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng họp, đưa ra quyết định.

Bước 4: Phê duyệt và vận hành hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng

  • Hiệu trưởng ký duyệt hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng và quyết định áp dụng hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng trong toàn trường.
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng gửi các quy trình đã được phê duyệt tới các phòng/ khoa/ trung tâm để lưu và thực hiện.

Bước 5: Đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng và thực hiện chế độ báo cáo

  1. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng
  • Hàng năm, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng xây dựng kế hoạch đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng của trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Các phòng/ khoa/ trung tâm viết báo cáo đánh giá công tác bảo đảm chất lượng gửi về phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng để tổng hợp, báo cáo với các nội dung:

+ Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của nhà trường.

+ Sự phù hợp và kết quả vận hành hệ thống các quy trình bảo đảm chất lượng.

+ Kết quả thực hiện hệ thống các quy trình bảo đảm chất lượng của đơn vị mình.

  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng căn cứ vào báo cáo công tác bảo đảm chất lượng của các phòng/ khoa/ trung tâm gửi về, viết báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp trường đối với từng đợt đánh giá, lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, cán bộ, giáo viên, các đoàn thể để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  1. Thực hiện cải tiến
  • Căn cứ báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng của trường, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng tổng hợp, phân tích và đề xuất kế hoạch cải tiến.
  • Lấy ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các doanh nghiệp tiếp nhận HSSV đến thực tập,… Tổng hợp và hoàn thiện kế hoạch cải tiến trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Triển khai các phòng/ khoa/ trung tâm thực hiện kế hoạch cải tiến.
  1. Thực hiện báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
  • Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng căn cứ kết quả xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng của trường, viết báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng của trường theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017, trình Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Gửi báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng của trường cho UBND tỉnh Nghệ An, Sở Lao động TBXH Nghệ An, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng

Sổ tay bảo đảm chất lượng đảm bảo thực hiện rõ trách nhiệm và quyền hạn của các phòng/ khoa/ trung tâm trong nhà trường, mối quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo và sự phối hợp giữa các phòng/ khoa/ trung tâm trong nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nhà trường đảm bảo mọi cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo đúng các quy định của hệ thống quy trình bảo đảm chất lượng được ban hành.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã xây dựng và cải tiến 79 quy trình tại các phòng/ khoa/ trung tâm, gồm:

2.1. Phòng Khảo thí & đảm bảo chất lượng

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Sổ tay bảo đảm chất lượng QT01/P.KT  
2 Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng QT02/P.KT  
3 Quy trình Kiểm soát tài liệu QT03/P.KT  
4 Quy trình Kiểm soát hồ sơ QT04/P.KT  
5 Quy trình Đánh giá nội bộ QT05/P.KT  
6 Quy trình Hành động khắc phục QT06/P.KT  
7 Quy trình Hành động phòng ngừa QT07/P.KT  
8 Quy trình Kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT08/P.KT  
9 Quy trình Biên soạn ngân hàng đề thi QT23/P.KT  
10 Quy trình Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng QT62/P.KT  
11 Quy trình Học lại, thi lại QT63/P.KT  
12 Quy trình Thi/ kiểm tra kết thúc mô đun/ môn học QT64/P.KT  
13 Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục NN QT65/P.KT  
14 Quy trình Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo QT66/P.KT  
15 Quy trình Thi tốt nghiệp QT67/P.KT  
16 Quy trình Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ hàng năm QT68/P.KT  
17 Quy trình Xem xét của lãnh đạo QT69/P.KT  
18 Quy trình Khảo sát chất lượng giảng dạy QT80/P.KT  
19 Quy trình Đánh giá Hệ thống bảo đảm chất lượng QT81/P.KT  
20 Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục NN QT82/P.KT  

2.2. Phòng Đào tạo – NCKH & QHQT

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Xây dựng chương trình đào tạo QT14/P.ĐT  
2 Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo QT15/P.ĐT  
3 Quy trình Biên soạn giáo trình, học liệu QT16/P.ĐT  
4 Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa giáo trình, học liệu QT17/P.ĐT  
5 Quy trình Xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu QT20/P.ĐT  
6 Quy trình Liên kết đào tạo QT21/P.ĐT  
7 Quy trình Đánh giá kết quả học tập QT22/P.ĐT  
8 Quy trình Mở nghề đào tạo QT29/P.ĐT  
9 Quy trình Thực hiện tiến độ đào tạo QT30/P.ĐT  
10 Quy trình Quản lý hoạt động giảng dạy QT31/P.ĐT  
11 Quy trình Quản lý hoạt động học tập QT32/P.ĐT  
12 Quy trình Dự giờ QT33/P.ĐT  
13 Quy trình Cấp phát văn bằng – chứng chỉ QT34/P.ĐT  
14 Quy trình Quản lý điểm học tập QT35/P.ĐT  
15 Quy trình Xác nhận văn bằng – chứng chỉ, cấp lại chứng nhận tốt nghiệp QT36/P.ĐT  
16 Quy trình Quản lý thư viện QT37/P.ĐT  
17 Quy trình Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT38/P.ĐT  
18 Quy trình Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT39/P.ĐT  
19 Quy trình Quản lý và ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT40/P.ĐT  
20 Quy trình Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế QT41/P.ĐT  

2.3. Phòng Tổ chức hành chính

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ QT09/P.TC  
2 Quy trình Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, cán bộ quản lý QT10/P.TC  
3 Quy trình Mời giáo viên thỉnh giảng QT54/P.TC  
4 Quy trình Kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên QT61/P.TC  
5 Quy trình Tuyển dụng nhân sự QT73/P.TC  
6 Quy trình Giải quyết chế độ, chính sách QT74/P.TC  
7 Quy trình Quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên QT75/P.TC  
8 Quy trình Đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên QT76/P.TC  
9 Quy trình Xem xét nâng lương QT77/P.TC  
10 Quy trình Lễ tân, khánh tiết QT78/P.TC  
11 Quy trình Xét khen thưởng cán bộ, giáo viên QT79/P.TC  

2.4. Phòng Kế hoạch – Vật tư

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Quản lý phòng học, nhà xưởng QT11/P.KH  
2 Quy trình Quản lý về đầu tư, mua sắm MM, TTB QT12/P.KH  
3 Quy trình Quản lý về bảo trì, bảo dưỡng MM, TTB QT13/P.KH  
4 Quy trình Quan hệ doanh nghiệp QT24/P.KH  
5 Quy trình Thực tập kết hợp sản xuất QT28/P.KH  
6 Quy trình Cấp phát vật tư QT52/P.KH  
7 Quy trình Giới thiệu việc làm QT53/P.KH  
8 Quy trình Tiếp nhận bàn giao tài sản thiết bị QT55/P.KH  
9 Quy trình Kiểm kê tài sản thiết bị QT56/P.KH  
10 Quy trình Thanh lý tài sản thiết bị QT57/P.KH  
11 Quy trình Sửa chữa tài sản thiết bị QT58/P.KH  
12 Quy trình Khảo sát doanh nghiệp QT59/P.KH  
13 Quy trình Nghiên cứu thị trường giá cả và các dịch vụ liên quan đến đào tạo QT60/P.KH  

2.5. Phòng Công tác học sinh sinh viên

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Nhập học QT19/P.HSSV  
2 Quy trình Đánh giá kết quả rèn luyện QT25/P.HSSV  
3 Quy trình Theo dõi vết sinh viên QT26/P.HSSV  
4 Quy trình Bảo lưu QT42/P.HSSV  
5 Quy trình Giải quyết yêu cầu học sinh sinh viên QT43/P.HSSV  
6 Quy trình Học bổng QT44/P.HSSV  
7 Quy trình Kỷ luật HSSV QT45/P.HSSV  
8 Quy trình Khảo sát ý kiến HSSV QT46/P.HSSV  
9 Quy trình Khen thưởng HSSV QT47/P.HSSV  
10 Quy trình Quản lý hồ sơ HSSV QT48/P.HSSV  
11 Quy trình Quản lý nội trú QT49/P.HSSV  
12 Quy trình Sinh hoạt chủ nhiệm QT50/P.HSSV  
13 Quy trình Xếp loại rèn luyện QT51/P.HSSV  

2.6. Phòng Tài vụ

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Lập kế hoạch tài chính, ngân sách QT27/P.TV  
2 Quy trình Thanh quyết toán QT70/P.TV  
3 Quy trình Quản lý tài chính QT71/P.TV  
4 Quy trình Thu học phí mới QT72/P.TV  

2.7. Trung tâm tuyển sinh và hợp tác đào tạo

TT Tên quy trình Mã hóa quy trình Ghi chú
1 Quy trình Tổ chức tuyển sinh QT18/TT.TS  

 

IV. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI LIỆU

STT TÊN TÀI LIỆU KÝ HIỆU ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
 BAN GIÁM HIỆU  P. TỔ CHỨC – HC  P. ĐÀO TẠO  P. CÔNG TÁC HSSV  P. TÀI VỤ  P. KẾ HOẠCH – VT  P. KHẢO THÍ &ĐBCL  KHOA CN Ô TÔ  KHOA CN HÀN  KHOA CN THÔNG TIN  KHOA KT ĐIỆN LẠNH  KHOA CẮT GỌT KL  KHOA KT ĐIỆN TỬ  KHOA ĐIỆN CN  KHOA CƠ BẢN TT TUYỂN SINH&HTDN  TT.NN&HTĐT  TT. ĐT LÀM BÁNH CJ
1 Sổ tay bảo đảm chất lượng STCL x x x x x x x x x x x x x x x x x x
2 Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng MTCL x x x x x x x x x x x x x x x x x x
3 Quy trình Kiểm soát tài liệu QT03 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
4 Quy trình Kiểm soát hồ sơ QT04 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
5 Quy trình Đánh giá nội bộ QT05 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
6 Quy trình Hành động khắc phục QT06 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
7 Quy trình Hành động phòng ngừa QT07 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
8 Quy trình Kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT08 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
9 Quy trình Quy hoạch bổ nhiệm cán bộ QT09 x x                                
10 Quy trình Đào tạo – bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên & cán bộ quản lý QT10 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
11 Quy trình Quản lý phòng học, nhà xưởng QT11 x x x   x x   x x x x x x x x   x x
12 Quy trình Quản lý về đầu tư – mua sắm máy móc, trang thiết bị. QT12 x       x x   x x x x x x x x   x x
13 Quy trình Quản lý về bảo trì – bảo dưỡng máy móc – trang thiết bị QT13 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
14 Quy trình Xây dựng chương trình đào tạo QT14 x   x   x   x x x x x x x x x     x
15 Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo QT15 x   x   x     x x x x x x x x     x
16 Quy trình Biên soạn giáo trình – học liệu QT16 x   x   x     x x x x x x x x     x
17 Quy trình Bổ sung, chỉnh sửa giáo trình học liệu QT17 x   x   x     x x x x x x x x     x
18 Quy trình Tổ chức tuyển sinh QT18 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
19 Quy trình Nhập học QT19 x x x x x x   x x x x x x x x x   x
20 Quy trình Xây dựng kế hoạch đào tạo/ thời khóa biểu QT20 x   x         x x x x x x x x     x
21 Quy trình Liên kết đào tạo QT21 x   x x x x   x x x x x x x x x x x
22 Quy trình Đánh giá kết quả học tập QT22 x   x x       x x x x x x x x     x
23 Quy trình Biên soạn ngân hàng đề thi QT23 x   x   x   x x x x x x x x x     x
24 Quy trình Quan hệ doanh nghiệp QT24 x         x   x x x x x x x x x x x
25 Quy trình Đánh giá kết quả rèn luyện QT25 x   x x       x x x x x x x x     x
26 Quy trình Theo dõi vết sinh viên QT26 x     x       x x x x x x x x     x
27 Quy trình Lập kế hoạch tài chính/ ngân sách QT27 x x x x x x x                 x    
28 Quy trình Thực tập/ kết hợp sản xuất QT28 x         x   x x x x x x x x x    
29 Quy trình Mở nghề đào tạo QT29 x   x                              
30 Quy trình Thực hiện tiến độ đào tạo QT30 x   x         x x x x x x x x     x
31 Quy trình Quản lý hoạt động giảng dạy QT31 x   x x     x x x x x x x x x     x
32 Quy trình Quản lý hoạt động học tập QT32 x   x x     x x x x x x x x x     x
33 Quy trình Dự giờ QT33 x   x         x x x x x x x x     x
34 Quy trình Cấp phát văn bằng – chứng chỉ QT34 x   x                              
35 Quy trình Quản lý điểm học tập QT35 x   x         x x x x x x x x     x
36 Quy trình Xác nhận văn bằng – chứng chỉ, cấp lại chứng nhận tốt nghiệp QT36 x   x                              
37 Quy trình Quản lý thư viện QT37 x   x                              
38 Quy trình Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT38 x   x   x                          
39 Quy trình Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT39 x   x   x     x x x x x x x x      
40 Quy trình Quản lý và ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường QT40 x   x   x     x x x x x x x x      
41 Quy trình Triển khai hoạt động hợp tác quốc tế QT41 x x x         x x x x x x x x x x x
42 Quy trình Bảo lưu QT42 x   x x       x x x x x x x x     x
43 Quy trình Giải quyết yêu cầu học sinh sinh viên QT43 x     x       x x x x x x x x      
44 Quy trình Học bổng QT44 x   x x x     x x x x x x x x      
45 Quy trình Kỷ luật HSSV QT45 x     x       x x x x x x x x      
46 Quy trình Khảo sát ý kiến HSSV QT46 x   x x       x x x x x x x x      
47 Quy trình Khen thưởng HSSV QT47 x   x x       x x x x x x x x      
48 Quy trình Quản lý hồ sơ HSSV QT48 x     x       x x x x x x x x      
49 Quy trình Quản lý nội trú QT49 x     x       x x x x x x x x      
50 Quy trình Sinh hoạt chủ nhiệm QT50 x     x       x x x x x x x x      
51 Quy trình Xếp loại rèn luyện QT51 x     x       x x x x x x x x      
52 Quy trình Cấp phát vật tư QT52 x   x   x x   x x x x x x x x     x
53 Quy trình Giới thiệu việc làm QT53 x         x   x x x x x x x x x   x
54 Quy trình Mời giáo viên thỉnh giảng QT54 x x x   x     x x x x x x x x      
55 Quy trình Tiếp nhận bàn giao tài sản thiết bị QT55 x       x x   x x x x x x x x x x x
56 Quy trình Kiểm kê tài sản thiết bị QT56 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
57 Quy trình Thanh lý tài sản thiết bị QT57 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
58 Quy trình Sửa chữa tài sản thiết bị QT58 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
59 Quy trình Khảo sát doanh nghiệp QT59 x         x                   x    
60 Quy trình Nghiên cứu thị trường giá cả và các dịch vụ liên quan đến đào tạo QT60 x   x   x x                   x    
61 Quy trình Kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên QT61 x x                                
62 Quy trình Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng QT62 x x x x x x x x x x x x x x x x    
63 Quy trình Học lại, thi lại QT63 x           x x x x x x x x x      
64 Quy trình Thi/ kiểm tra kết thúc mô đun/ môn học QT64 x           x x x x x x x x x      
65 Quy trình đánh giá chất lượng giáo dục NN QT65 x           x x x x x x x x x      
66 Quy trình Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo QT66 x x x x     x x x x x x x x x      
67 Quy trình Thi tốt nghiệp QT67 x           x x x x x x x x x      
68 Quy trình Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ hàng năm QT68 x x x x x x x x x x x x x x x x    
69 Quy trình Xem xét của lãnh đạo QT69 x x         x                      
70 Quy trình Thanh quyết toán QT70 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
71 Quy trình Quản lý tài chính QT71 x       x                          
72 Quy trình Thu học phí mới QT72 x       x     x x x x x x x x      
73 Quy trình Tuyển dụng nhân sự QT73 x x                                
74 Quy trình Giải quyết chế độ, chính sách QT74 x x                                
75 Quy trình Quản lý hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên QT75 x x                                
76 Quy trình Đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên QT76 x x                                
77 Quy trình Xem xét nâng lương QT77 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
78 Quy trình Lễ tân, khánh tiết QT78 x x                                
79 Quy trình Xét khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên QT79 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
80 Quy trình Khảo sát chất lượng giảng dạy QT80 x           x x x x x x x x x      
81 Quy trình Đánh giá Hệ thống bảo đảm chất lượng QT81 x x x x x x x x x x x x x x x x x x
82 Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp QT82 x x x x x x x x x x x x x x x x x x

 

 

 

Nghệ An, ngày …… tháng …… năm 2019

                                                                                                                                                               HIỆU TRƯỞNG

 

 

Hồ Văn Đàm