QUY TRÌNH THANH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

  • Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, nhằm bảo đảm việc thực hiện hoạt động đào tạo đúng nội quy, quy chế, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương trong quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường theo Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH và 09/2017/TT-BLĐTBXH.

  • Nhằm phát hiện kip thời những sai sót các hành vi vi phạm về việc thực hiện quy chế, quy định đào tạo… Đồng thời, phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhàtrường, làm rõ những việc đã làm được, những tồn tại cần khắc phục, tham mưu, kiến nghị với Hiệu trưởng về những giải pháp thiết thực, phù hợp, có tính khả thi với thực tế của Nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo.

  • Quy trình này áp dụng cho tất cả các khoa trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.

II. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT

  1. Định nghĩa:

  • Thanh tra là kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định.

  • Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của từng cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,… nhằm đánh giá, nhận xét đúng mực việc làm của mình, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp, phương hướng hoạt động tiếp theo một cách hợp lý hơn.

  1. Từ viết tắt:

Quyết định

Hội đồng

BB

Biên bản

III. LƯU ĐỒ         (Xem trang 2)

IV. ĐẶC TẢ        (Xem trang 3 – 7)

V. CÁC BIỂU MẪU/ HƯỚNG DẪN KÈM THEO

Stt

Tên biểu mẫu/ hướng dẫn

Mã hóa

1

Kế hoạch kiểm tra

BM/QT66/P.KT/01

2

Biên bản vi phạm

BM/QT66/P.KT/02

3

Báo cáo

BM/QT66/P.KT/03

ĐẶC TẢ QUY TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Stt

Tên bước công việc

Đặc tả

Bộ phận/ đơn vị thực hiện

Bộ phận/ đơn vị phối hợp

Kết quả đạt được

Hạn hoàn thành

Biểu mẫu

1

Xác định yêu cầu

–   Để đưa hoạt động đào tạo của nhà trường thực hiện đúng nội quy, quy chế, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo.

–   Xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh kiểm tra.

Ban kiểm tra

2

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra

–   Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất đối với cán bộ, giáo viên theo từng học kỳ/ năm học.

Ban kiểm tra

Tháng đầu tiên của năm học mới

BM/QT66/P.KT/01

3

Xét duyệt

–   Ban kiểm tra trình lên Ban giám hiệu kế hoạch kiểm tra.

–   Nếu được ký duyệt kế hoạch thì chuyển sang bước 4, ngược lại quay về bước 2.

Hiệu trưởng

Ban kiểm tra

–   Kế hoạch làm việc của Ban kiểm tra

Sau 5 ngày khi Ban kiểm tra trình kế hoạch.

4

Thanh tra, kiểm tra

–   Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế và nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân trong nhà trường.

–   Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế làm việc và các quy định về hồ sơ bài giảng, biểu mẫu nghỉ, dạy bù, thay đổi phòng học, thay đổi giáo viên, thay đổi lịch học,…

–   Kiểm tra việc thực hiện các quy định giảng dạy như kế hoạch giảng dạy, giáo án, bài giảng, sổ lên lớp, sổ điểm… và công tác tổ chức thi/ kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

–   Khi có sự việc bất thường, thực hiện thanh kiểm tra theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.

Ban kiểm tra

Các phòng/ khoa

–   Nội dung kiểm tra thực tế tại các phòng/ khoa

Hàng ngày, hàng tuần

5

Lập biên bản vi phạm (nếu có)

–   Ghi chép các hoạt động kiểm tra vào sổ kiểm tra.

–   Nếu có cán bộ, giáo viên vi phạm thì lập biên bản vi phạm theo mẫu và gửi về các phòng/ khoa có cá nhân vi phạm.

Ban kiểm tra

Các đơn vị/ cá nhân

Khi phát hiện vi phạm

BM/QT66/P.KT/02

6

Giải trình, ký BB vi phạm

–   Người vi phạm có quyền giải trình vấn đề theo ý kiến của cá nhân mình, cung cấp các minh chứng chứng minh, nhưng vẫn phải ký vào biên bản vi phạm.

–   Các phòng/ khoa có cá nhân vi phạm làm việc với cá nhân vi phạm và gửi biên bản làm việc về phòng Tổ chức HC.

Các đơn vị/ cá nhân

Ban kiểm tra

–   Biên bản vi phạm đối với cá nhân vi phạm quy chế (nếu có)

7

Tổng hợp kết quả kiểm tra

–   Ban kiểm tra tổng hợp tình hình thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên và công tác thanh, kiểm tra để báo cáo.

–   Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ, giáo viên nhà trường.

Ban kiểm tra

–   Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra

Cuối tháng/ đợt kiểm tra

BM/QT66/P.KT/03

8

Báo cáo

–   Báo cáo với Ban giám hiệu, Hội đồng thi đua khen thưởng về công tác kiểm tra của tháng, quý, năm để Hội đồng thi đua khen thưởng xem xét, xử lý theo quy chế.

Ban kiểm tra

Hội đồng thi đua khen thưởng

–   Kết quả kiểm tra của tháng/ đợt kiểm tra

9

Họp xét kết quả kiểm tra

–   Ban giám hiệu, Hội đồng thi đua khen thưởng họp đưa ra kết quả khen thưởng/ kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên tiêu biểu/ vi phạm nội quy.

Hội đồng thi đua khen thưởng

Ban kiểm tra

–   Xử lý kết quả kiểm tra

Vào các ngày 25~30 hàng tháng

10

Ra QĐ khen thưởng/ kỷ luật

–   Ký các quyết định khen thưởng/ kỷ luật theo nội dung đã họp thống nhất ở bước 9.

Hiệu trưởng

Phòng Tổ chức HC

–   QĐ khen thưởng/ kỷ luật

Sau khi HĐ thi đua khen thưởng họp

11

Thông báo đơn vị/ cá nhân

–   Gửi kết quả kiểm tra của tháng/ quý/ năm bằng văn bản đến các phòng/ khoa.

–   Chuyển các quyết định khen thưởng/ kỷ luật (nếu có) đến các phòng/ khoa/ cá nhân liên quan.

Ban kiểm tra

Các đơn vị/ cá nhân

–   Thông báo kết quả kiểm tra của tháng/ đợt

12

QĐ khen thưởng/ kỷ luật

–   Phòng Tổ chức HC tham mưu xếp loại hàng tháng.

–   Các phòng/ khoa/ cá nhân được khen thưởng/ kỷ luật nhận quyết định để thi hành quyết định của Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường.

Các đơn vị/ cá nhân

13

Lưu trữ hồ sơ

–   Lưu hồ sơ kiểm tra

–   Các quyết định của Hội đồng thi đua khen thưởng.

Ban kiểm tra

–   Lưu hồ sơ kiểm tra