TRƯỜNG CAO ĐẢNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – HÀN QUỐC ĐƯỢC CÁC TỔ CHỨC HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LỰA CHON THÍ ĐIỂM ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN HIỆU QUẢ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019-2020

Phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) và Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (DVET), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thực hiện chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” đã tổ chức hội thảo giới thiệu mô-đun “Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả” tới 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp miền Bắc và Trung Việt Nam. Đây là hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết vào tháng 06/2019 giữa GIZ và KOICA nhằm tăng cường hiệu quả hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hội thảo có sự tham dự của giáo viên và cán bộ quản lý 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp là đối tác của KOICA và GIZ.

Mô-đun cơ bản là chương trình 36 giờ học được xây dựng bởi các thầy cô trường Cao đẳng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức. Mô-đun nhằm cung cấp cho học sinh sinh viên giáo dục nghề nghiệp những kỹ năng, kiến thức xanh cơ bản mà người lao động có thể áp dụng trong tất cả các ngành nghề, và tiếp tục trau dồi trong quá trình làm việc cũng như trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Đại biểu tham dự chương trình đã đóng góp những ý kiến hết sức thiết thực nhằm cải thiện chất lượng mô-đun, và đưa ra các gợi ý về phương pháp lồng ghép mô-đun vào các chương trình đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng

“CÁC THẦY GIÁO ĐÃ XẮN TAY ÁO CÙNG CẢI TẠO XƯỞNG THỰC HÀNH CỦA TRƯỜNG”

Ngày 15 đến 19 tháng 7 năm 2019, khóa tập huấn thực hành kéo dài một tuần về “Quản lý xưởng thực hành” nhằm nâng cao nhận thức về quản lý xưởng thực hành và xây dựng một xưởng thực hành mẫu đạt chuẩn công nghiệp đã được thực hiện bởi Chuyên gia Phát triển Michael Stark- “Chương trình Đổi mới và Đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ.

Tham gia khóa tập huấn gồm có giáo viên và cán bộ từ Khoa Ôtô, Khoa Cơ khí, Khoa Điện và Khoa điện tử các trường Cao đẳng. Ông Michael Stark, giảng viên/ Chuyên gia Phát triển GIZ nhấn mạnh: “Khóa tập huấn thực hành này được xây dựng đúng với điều kiện cụ thể và nhu cầu thực tế của trường. Các thầy giáo đã xắn tay áo cùng cải tạo xưởng thực hành cũ của trường thành một xưởng đạt chuẩn công nghiệp. Họ đã học qua chính trải nghiệm thực tế của mình.”

Ngày đầu tiên, ban lãnh đạo và đội ngũ giảng viên của các trường Cao đẳng cùng tham dự bài giảng lý thuyết về phương pháp  5S trong quản lý xưởng thực hành và kỹ thuật lắp đặt điện cơ bản do Chuyên gia Phát triển GIZ trình bày. Đồng thời, chuyên gia cũng minh họa trực tiếp kỹ thuật lắp đặt điện theo chuẩn công nghiệp để làm mẫu cho việc lắp đặt điện trong các ngày tiếp theo của khóa tập huấn. Các nhiệm vụ cụ thể được thảo luận và phân công cho từng nhóm làm việc.

Trong thời gian tập huấn, giáo viên và chuyên gia cùng làm việc thực địa để cải tạo xưởng thực hành ôtô hiện tại thành xưởng thực hành đạt chuẩn công nghiệp, bắt đầu bằng bước đầu tiên trong 5S-“Sàng lọc”. Sau bốn ngày làm việc, tất cả những thiết bị, vật dụng hỏng, không sử dụng đã được loại bỏ, các giá thép mới được lắp đặt vào đúng vị trí thiết kế, tủ phân phối điện mới được thiết kế và lắp đặt, hệ thống dây diện và ổ điện được lắp đặt với các gia cố kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính an toàn và độ bền cho toàn hệ thống. Ngày thứ năm, chuyên gia kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống điện và tiến hành những điều chỉnh cần thiết. Cuối khóa tập huấn, xưởng thực hành ô tô đã hoàn thiện và sẵn sàng để đào tạo thực hành cho sinh viên.

Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc một trong các trường được hỗ trợ bởi Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” để phát triển thành trường nghề chất lượng cao. Chương trình được tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cùng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (MoLISA).

Một số hình ảnh lãnh đạo nhà trường và giáo viên tham gia tập huấn: