QUY TTRINHF XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

I. BÁO CÁO

  1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
  2. Công tác chỉ đạo, điều hành
  • Trường đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban thư ký triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng (quyết định 790/QĐ.TVH ngày 06/9/2014 về việc Thành lập Ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ thường trực triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng trong nhà trường; quyết định số 791/QĐ.TVH về việc thành lập Ban thư ký triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng trong nhà trường)
  • Các thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban thư ký đã tham gia tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại Huế.
  • Đã xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng và áp dụng nội dung theo hướng dẫn của Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề.
  • Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thí điểm.
  1. Quá trình xây dựng và áp dụng nội dung quản lý về Xây dựng chương trình đào tạo của trường
    • Quá trình xây dựng:

Thực hiện kế hoạch của Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề, kế hoạch chi tiết của Ban chỉ đạo, quá trình xây dựng quy trình xây dựng chương trình đào tạo của  phòng Đào tạo đã thực hiện như sau:

  • Phòng Đào tạo đã có 02 cán bộ tham gia tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại Huế (đợt 1: từ ngày 26/9/2014 đến ngày 03/10/2014; đợt 2: từ ngày 15/11/2014 đến ngày 17/11/2014).
  • Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho phòng về việc xây dựng 07 quy trình gồm các nội dung thuộc hệ thống quản lý chất lượng đào tạo; trong đó có Quy trình xây dựng chương trình đào tạo.
  • Phòng Đào tạo đã tiến hành xây dựng nội dung quy trình, nghiên cứu mẫu quy trình, mô hình hóa xây dựng chương trình đào tạo đã sử dụng của trường dưới dạng lưu đồ (sử dụng phần mềm Visio 2013), xây dựng bản thảo quy trình Xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức họp để thu nhận ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, hoàn thiện quy trình nộp cho Ban thư ký, Ban chỉ đạo.
  • Ban thư ký tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo tổ chức họp, rà soát, lấy ý kiến của các bộ phận có liên quan về nội dung của quy trình.
  • Phòng Đào tạo nhận ý kiến đóng góp, bổ sung để hoàn thiện quy trình trình Hiệu trưởng phê duyệt.
    • Quá trình áp dụng:

Quy trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt đưa vào sử dụng thí điểm. Tuy nhiên để thực hiện thí điểm dự kiến sẽ  thực hiện khi xây dựng chương trình đào tạo cho khóa học bắt đầu từ năm 2015 và khi có nhu cầu mở thêm nghề đào tạo.

  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
  2. Kết quả xây dựng và áp dụng:
  • Đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh quy trình Xây dựng chương đào tạo của trường.
  1. Hiệu quả của việc xây dựng và áp dụng quy trình.
  • Xây dựng được quy trình Xây dựng chương trình đào tạo bước đầu các bộ phận, cá nhân có liên quan đã thấy rõ các nội dung và trình tự thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc Xây dựng chương trình đào tạo của nghề, của khóa học.
  • THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
  1. Trong quá trình xâydựng
  • Thuận lợi:
  • Cán bộ phòng Đào tạo đã được tham gia lớp tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức.
  • Ban chỉ đạo đã có sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
  • Khó khăn:
  • Lần đầu làm quen với việc xây dựng quy trình theo dạng lưu đồ hoá nên khó khăn trong việc xây dựng nội dung.
  • Thời gian triển khai xây dựng quy trình còn quá ngắn.
  1. Trong quá trình áp dụng

Dự kiến sẽ  thực hiện khi xây dựng chương trình đào tạo cho khóa học bắt đầu từ năm 2015 và khi có nhu cầu mở thêm nghề đào tạo.

  1. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ:

Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề cử chuyên gia hỗ trợ trực tiếp đến trường để hướng dẫn, thẩm định, đánh giá về nội dung quy trình đã xây dựng và quá trình áp dụng thực tế tại nhà trường.

II. ĐẶC TẢ

QUY TRÌNH QUẢN LÝ VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

I.

Mẫu số 5

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

·        Xây dựng chuẩn đầu ra của ngành học; xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra; triển khai đào tạo; kiểm tra, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.

  • Quy trình này áp dụng cho tất cả các đơn vị trong Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc.

II.          ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT

  1. Địnhnghĩa:
  • Chương trình đào tạo là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức (thái độ), phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của bậc đào tạo. Chương trình đào tạo được xây dựng và hoàn thiện nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trong đó nhấn mạnh năng lực thực hành và ý thức trách nhiệm xã hội, đảm bảo cho sinh viên được học tập chủ động và trải nghiệm thực tiễn.
KHĐT : Kế hoạch đào tạo CB,GV : Cán bộ giáo viên
ĐG : Đánh giá CTĐT : Chương trình đào tạo
HĐXD : Hội đồng xây dựng PĐT : Phòng Đào tạo
TL : Tài liệu HS : Hồ sơ
  1. Từ viếttắt:

 

III.        LƯU ĐỒ         (Xem trang 3)

IV.        ĐẶC TẢ         (Xem trang 4 – 10)

V.          CÁC BIỂU MẪU/ HƯỚNG DẪN KÈM THEO

 

Stt Tên biểu mẫu/ hướng dẫn Mã hóa
1 Đề xuất xây dựng chương trình đào tạo BM01
2 Kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo BM02
3 Quyết định thành lập hội đồng và danh sách CB,GV tham gia xây dựng chương trình đào tạo BM03
4 Đề cương chi tiết học phần BM04
5 Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo BM05
6 Hợp đồng xây dựng chương trình đào tạo BM06
7 Nhận xét của chuyên gia BM07

 

 

ĐẶC TẢ QUY TRÌNH QUẢN LÝ VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Stt Tên bước công việc Đặc tả Bộ phận/đơn vị thực hiện Bộ phận/ĐV phối hợp Kết quả đạt được Hạn hoàn thành Biểu mẫu
1 Xác định yêu cầu Xác định căn cứ, yêu cầu tiêu chuẩn trong việc xây dựng chương trình đào tạo bao gồm:

– Nghiên cứu chương trình khung của Tổng cục dạy nghề; tham khảo chương trình đào tạo của Hàn Quốc, Malaysia…

– Danh mục và số lượng trang thiết bị hiện có của trường

– Cơ sở vật chất

– Đội ngũ giáo viên

– Nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động

Ban giám hiệu Phòng Đào tạo, khoa Nội dung yêu cầu của việc xây dựng chương trình được xác định 15/05  
2 Xem xét yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo – Xem xét yêu cầu xây dựng chương trình đào tạo.

– Đề xuất xây dựng chương trình đào tạo.

Phòng Đào tạo Ban giám hiệu Bản đề xuất xây dựng chương trình đào tạo 20/05 BM01
3 Xét duyệt đề xuất xây dựng chương trình đào tạo –   Duyệt đề xuất xây dựng chương trình đào tạo nếu phù hợp.

–   Yêu cầu PĐT chỉnh sửa lại đề xuất nếu chưa phù hợp.

Ban giám hiệu Phòng Đào tạo Bản đề xuất xây dựng chương trình được duyệt. 22/05  
4 Xây dựng kế hoạch –   Xây dựng kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo bao gồm: nội dung, thời gian, đơn vị/cá nhân thực hiện; kinh phí. Phòng Đào tạo Ban giám hiệu Bản kế hoạch xây dựng CTĐT 25/05  
5 Duyệt kế hoạch xây dựng CTĐT –   Duyệt kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo nếu phù hợp.

–   Yêu cầu PĐT chỉnh sửa lại, nếu chưa phù hợp

–   Thông báo tới các phòng, khoa

Ban giám hiệu Phòng Đào tạo; khoa Bản Kế hoạch xây dựng CTĐT được duyệt 28/05 BM02
6 Thành lập Hội đồng; ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT; – Thành lập Hội đồng; ban chủ nhiệm xây dựng chương trình đào tạo bao gồm: Hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách đào tạo, Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trưởng khoa co chương trình đào tạo cần xây dựng, cán bộ quản lý có kinh nghiệm xây dựng CTĐT, 02 giáo viên dạy nghề, 02 đại diện doanh nghiệp. Những thành phần trên giữ các chức vụ chủ tịch Hội đồng/ban chủ nhiệm, phó Chủ tịch Hội đồng/ban chủ nhiệm; thư ký và các ủy viên; Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng/ban chủ nhiệm: có trình độ Đại học, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm, có uy tín trong giảng dạy, quản lý dạy nghề. Ban Giám hiệu Phòng Đào tạo, các khoa – Bản Quyết định Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT được ban hành  05/06 BM03
7 Xây dựng đề cương –  Xây dựng đề cương tổng hợp, chi tiết của chương trình đào tạo.

– Trình Hội đồng/Ban nhiệm xem xét.

Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Phòng Đạo tạo, các khoa Đề cương tổng hợp và chi tiết của chương trình đào tạo 10/06 BM04
8 Tổ chức tập huấn Tổ chức tập huấn về hướng dẫn, quy định, yêu cầu, phương pháp, quy trình xây dựng CTĐT cho các thành viên tham gia bao gồm Hội đồng/Ban chủ nhiệm và các thành viên tham gia xây dựng CTĐT Phòng Đạo tạo Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Hướng dẫn, quy định xây dựng CTĐT được tập huấn 15/06 BM05
9 Ký hợp đồng xây dựng CTĐT – Ký hợp đồng xây dựng CTĐT với Hội đồng/Ban chủ nhiệm và các thành viên tham gia xây dựng CTĐT Ban giám hiệu Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Hợp đồng xây dựng CTĐT được ký. 20/06  

BM06

10 Thiết kế chương trình –  Xác định mục tiêu

– Tổng hợp kiến thức, kỹ năng nghề theo cấp trình độ đào tạo, mẫu định dạng quy định.

–  Lập mối quan hệ giữa các mô đun/môn học với các nhiệm vụ và công việc; lập sơ đồ quan hệ giữa các mô đun/môn học với nhau theo cấp trình độ đào tạo; mẫu định dạng quy định.

–  Thiết kế cấu trúc của chương trình gồm: chương trình tổng quát; chương trình các mô đun, môn học; bộ đề thi tốt nghiệp.

Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Phòng Đạo tạo, khao Chương trình đào tạo được thiết kế 25/06  
11 Biên soạn chương trình (dự thảo) –  Biên soạn chương trình tổng quát gồm: thông tin chung; mục tiêu đào tạo; thời gian của khóa học, thời gian thực học; danh mục các mô đun, môn học và phân bổ thời gian của từng mô đun/môn học; đề thi tốt nghiệp; hướng dẫn sử dụng chương trình; mẫu định dạng quy định.

–  Chương trình mô đun/môn học gồm: vị trí, tính chất; mục tiêu mô đun/môn học; nội dung mô đun/môn học (nội dung tổng quát và phân bổ thời gian của bài/chương trong mô đun/môn học; nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương); điều kiện thực hiện mô đun/môn học; nội dung, phương pháp đánh giá; hướng dẫn sử dụng; mẫu định dạng quy định.

Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Phòng Đạo tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, các khoa – Chương trình tổng quát được biên soạn.

– Chương trình chi tiết các module; môn học được biên soạn

 15/07  
12 Tổ chức Hội thảo xin ý kiến chuyên gia cho chương trình đào tạo –  Tổ chức hội thảo, thành phần gồm: giáo viên, giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy của nghề, nhà quản lý, nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật của nghề. Số lượng: từ 15 – 25 người. Phòng Đạo tạo Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT – Phiếu ý kiến nhận xét của chuyên gia  20/07  BM07
13 Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo chương trình –  Sửa chữa biên tập tổng thể chương trình.

–  Xin ý kiến chuyên gia về chương trình (tối thiểu 05 ý kiến).

–  Hoàn thiện dự thảo chương trình

Các chuyên gia; giáo viên Phòng Đào tạo; Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT – Chương trình đào tạo tổng thể được sữa chữa; biên tập.  25/07  
14 Tổ chức thẩm định –  Gửi bản dự thảo cho hội đồng thẩm định; chuẩn bị báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng chương trình.

–  Bảo vệ chương trình trước hội đồng thẩm định.

Hội đồng thẩm định Các khoa, các chuyên gia – Chương trình Đào tạo được bảo vệ; thẩm định  30/07
15 Hoàn thiện chương trình Hoàn thiện chương trình đào tạo theo ý kiến của hội đồng thẩm định (nếu có). Các chuyên gia; giáo viên Phòng Đào tạo; Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Chương trình Đào tạo được hoàn thiện 15/08
16 Duyệt –   Đối chiếu với ý kiến của các chuyên gia, góp ý; ý kiến của Hội đồng thẩm định với bản chương trình đào tạo do các thành viên Ban chủ nhiệm hoàn thiện.

–   Duyệt chương trình đào tạo nếu đúng.

–   Phản hồi lại các giáo viên; chuyên gia nếu chưa đúng.

Ban giám hiệu Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Chương trình Đào tạo được duyệt. 20/08
17 Ký quyết định ban hành Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo. Ban giám hiệu Phòng Đào tạo Chương trình Đào tạo được quyết định ban hành 25/08
18 Thanh lý hợp đồng Ký thanh lý hợp đồng đối với các Các chuyên gia; giáo viên; Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Ban giám hiệu Các chuyên gia; giáo viên; Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT Bản thanh lý hợp đồng giữa BGH và Các chuyên gia; giáo viên; Hội đồng/Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT 30/08  
19 Triển khai thực hiện –   Chuyển quyết định ban hành chương trình đào tạo tới tất cả các phòng, khoa trong trường.

–   Yêu cầu các khoa có chương trình đào tạo được xây dựng và ban hành áp dụng để đào tạo học sinh.

–   Kiểm tra, hỗ trợ nếu cần thiết

Phòng Đào tạo Các khoa Chương trình đào tạo được áp dụng tại các khoa. 10/09
20 Tổng hợp lưu trữ –   Lưu giữ tại Phòng Đào tất cả hồ sơ liên quan tới quá trình xây dựng Chương trình đào tạo tạo bao gồm:  Kế hoạch; Quyết định thành lập Hội đồng/Ban chủ nhiệm; ý kiến nhận xét của chuyên gia; ý kiến của hội đồng thẩm định; Quyết định ban hành chương trình đào tạo; chương trình đào tạo Phòng Đào tạo Các khoa Tất cả hồ sơ được tổng hợp, lưu trữ 30/09