QUY TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH HỌC LIỆU

I. BÁO CÁO

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG NỘI DUNG QUẢN LÝ VỀ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH CỦA TRƯỜNG

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành
  • Trường đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban thư ký triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng (quyết định 790/QĐ.TVH ngày 06/9/2014 về việc Thành lập Ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ thường trực triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng trong nhà trường; quyết định số 791/QĐ.TVH về việc thành lập Ban thư ký triển khai thí điểm xây dựng mô hình hệ thống quản lý chất lượng trong nhà trường)
  • Các thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban thư ký đã tham gia tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại Huế.
  • Đã xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng và áp dụng nội dung theo hướng dẫn của Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề.
  • Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thí điểm.

 

  1. Quá trình xây dựng và áp dụng nội dung quản lý về Biên soạn giáo trình của trường
    • Quá trình xây dựng:

Thực hiện kế hoạch của Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề, kế hoạch chi tiết của Ban chỉ đạo, quá trình xây dựng quy trình Biên soạn giáo trình của  phòng Đào tạo đã thực hiện như sau:

  • Phòng Đào tạo đã có 02 cán bộ tham gia tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức tại Huế (đợt 1: từ ngày 26/9/2014 đến ngày 03/10/2014; đợt 2: từ ngày 15/11/2014 đến ngày 17/11/2014).
  • Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cho phòng về việc xây dựng 07 quy trình gồm các nội dung thuộc hệ thống quản lý chất lượng đào tạo; trong đó có Quy trình Biên soạn giáo trình của trường.
  • Phòng Đào tạo đã tiến hành xây dựng nội dung quy trình, nghiên cứu mẫu quy trình, mô hình hóa Biên soạn giáo trình đã sử dụng của trường dưới dạng lưu đồ (sử dụng phần mềm Visio 2013), xây dựng bản thảo quy trình Biên soạn giáo trình, tổ chức họp để thu nhận ý kiến đóng góp, chỉnh sửa, hoàn thiện quy trình nộp cho Ban thư ký, Ban chỉ đạo.
  • Ban thư ký tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo tổ chức họp, rà soát, lấy ý kiến của các bộ phận có liên quan về nội dung của quy trình.
  • Phòng Đào tạo nhận ý kiến đóng góp, bổ sung để hoàn thiện quy trình trình Hiệu trưởng phê duyệt.
    • Quá trình áp dụng:

Quy trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt đưa vào sử dụng thí điểm. Tuy nhiên để thực hiện thí điểm dự kiến sẽ  thực hiện bắt đầu từ năm 2015.

  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
  2. Kết quả xây dựng và áp dụng:
  • Đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh quy trình Biên soạn giáo trình của trường.
  1. Hiệu quả của việc xây dựng và áp dụng quy trình.
  • Xây dựng được quy trình Biên soạn giáo trình bước đầu các bộ phận, cá nhân có liên quan đã thấy rõ các nội dung và trình tự thực hiện, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức Biên soạn giáo trình nội bộ.

 

  • THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
  1. Trong quá trình xâydựng
  • Thuận lợi:
  • Cán bộ phòng Đào tạo đã được tham gia lớp tập huấn do Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề tổ chức.
  • Ban chỉ đạo đã có sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
  • Khó khăn:
  • Lần đầu làm quen với việc xây dựng quy trình theo dạng lưu đồ hoá nên khó khăn trong việc xây dựng nội dung.
  • Thời gian triển khai xây dựng quy trình còn quá ngắn.
  1. Trong quá trình áp dụng

Dự kiến sẽ  thực hiện bắt đầu từ năm 2015

 

  1. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ:

Cục kiểm định chất lượng dạy nghề – Tổng cục Dạy nghề cử chuyên gia hỗ trợ trực tiếp đến trường để hướng dẫn, thẩm định, đánh giá về nội dung quy trình đã xây dựng và quá trình áp dụng thực tế tại nhà trường.